Phóng to |
Gia đình bà Phạm Thị Tuyết (ngụ ở hẻm 7/14/5B đường 182, P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9) phải dùng nước giếng nhiễm phèn - Ảnh: Đ.PHÚ |
Các hộ dân sống ở hẻm 122, 124 Phạm Đăng Giảng, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân phản ảnh nhiều năm qua họ phải dùng nước giếng nhiễm phèn, dù đường ống cái đã có ở đầu hẻm khoảng bốn năm nay. Anh Huỳnh Văn Quang, một người dân ở hẻm 122 Phạm Đăng Giảng, cho biết sau nhiều lần anh làm đơn xin gắn đồng hồ nước, đến năm 2012 nhân viên Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn đến khảo sát và nói do nguồn vốn công ty còn hạn chế nên người dân muốn có nước sạch dùng phải tự góp vốn để thực hiện. Anh Quang thắc mắc vì sao nơi khác được gắn đồng hồ miễn phí còn người dân ở đây phải tự bỏ tiền đầu tư?
Xin hoài chưa được
Phải có thời hạn và hình thức trả vốn Theo quy định của UBND TP.HCM về cung cấp, sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn TP: trường hợp địa điểm yêu cầu lắp đặt đồng hồ nước chưa có ống cấp 3, chưa có kế hoạch phát triển ống cái thì khách hàng có thể yêu cầu đơn vị cấp nước cho mình ứng vốn lắp đặt với các điều kiện về thời hạn và hình thức trả vốn, bảo đảm quyền lợi kinh doanh của đơn vị cấp nước và của khách hàng. |
Bà Phạm Thị Tuyết cho biết gia đình bà và hơn mười hộ dân ở hẻm 7/14/5B đường 182, P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9 hằng ngày phải đi xách từng thùng nước về sử dụng vì hẻm chưa có nước sạch. “Có hộ dân phải mua hệ thống lọc nước để sống chung với nước nhiễm phèn. Nhưng dù có lọc, nước giếng vẫn có mùi hôi, váng phèn vẫn đọng lại trên quần áo, xô chậu” - bà Tuyết kể.
Trước tình cảnh trên, bà Nguyễn Thị Phước, đại diện các hộ ở hẻm 7/14/5B, làm đơn gửi đến Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức xin gắn đồng hồ nước. Ngày 4-6-2013, bà nhận được thông báo của công ty với nội dung “chưa thể gắn mới đồng hồ nước với lý do tập thể ở xa đường ống cái 40m”. Nhân viên Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức gợi ý nếu người dân tự bỏ vốn đầu tư đường ống cái, công ty sẽ làm liền, tổng chi phí thực hiện khoảng 40 triệu đồng.
Theo bà Phước, do chi phí làm đường ống quá cao nên bà đã gửi đơn lên UBND P.Tăng Nhơn Phú A để “cầu cứu” nhằm giúp giảm chi phí thực hiện. Ngày 31-7, UBND P.Tăng Nhơn Phú A kiến nghị Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức lắp đặt đường ống nước theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân đóng 50% kinh phí để lắp đặt ở hai tuyến hẻm 7/14/5B và hẻm số 3 đường 182. Tuy nhiên, đến thời điểm này người dân vẫn chưa được hồi âm.
Nơi trả lại vốn, nơi không
Theo các công ty cấp nước, mỗi năm các công ty tập trung đầu tư ở những khu vực đông dân cư, có nhu cầu bức bách về nước sạch, các khu vực còn lại đầu tư sau. Tuy nhiên trên thực tế, cùng lúc người dân nhiều nơi có nhu cầu về nước sạch nên nguồn vốn không thể đáp ứng. Các công ty không có chủ trương dựa vào nguồn vốn của dân để giảm chi phí.
Theo Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn, do nguồn vốn hạn chế nên công ty có chủ trương ứng vốn của người dân để lắp đặt đường ống ở một số khu vực. Người dân góp vốn đầu tư lắp đặt ống cái và công ty sẽ trả lại toàn bộ số tiền đó trong vòng mười năm, mỗi năm trả 10% (bằng tiền mặt) trên tổng số vốn đã ứng trước đó (không tính lãi suất). Riêng chi phí lắp đặt ống nhánh và gắn đồng hồ nước vẫn được miễn phí.
Trả lời về việc vì sao chưa lắp đặt đồng hồ nước cho người dân ở hẻm 122, 124 Phạm Đăng Giảng, Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn giải thích rằng trước đó đã thông báo cho người dân về việc chưa có kế hoạch phát triển mạng lưới ở khu vực trên. Tuy nhiên, công ty cũng đưa ra phương án vận động người dân đầu tư theo hình thức ứng vốn để lắp đặt ống cấp nước.
Trong khi Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn có chủ trương hoàn vốn cho người dân thì đại diện Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức cho biết: “Công ty vẫn có chủ trương đó nhưng làm theo cách này rất ít. Một số khu vực người dân tự bỏ tiền ra đầu tư theo hình thức 50/50 (công ty không trả lại vốn), quá trình này thông qua các cuộc thương thảo chứ không có chuyện ép buộc”.
Về việc cấp nước tại P.Tăng Nhơn Phú A, Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức cho biết khi nhận được văn bản kiến nghị của UBND phường, công ty đã lập dự toán để làm đường ống cấp nước cho hẻm 7/14/5B và hẻm số 3 đường 182, kinh phí khoảng 71 triệu đồng. Theo đó, công ty đầu tư khoảng 43 triệu đồng, còn lại người dân góp.
Đã có nước sạch nhưng vẫn phải bù giá Ngày 15-8, Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP.HCM đã có buổi giám sát về việc cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Cần Giờ. Theo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco), nguồn nước sạch do đơn vị này cung cấp cho Cần Giờ đã vươn ra địa bàn ba xã, thị trấn là Long Hòa, Bình Khánh và Cần Thạnh. Sắp tới, Sawaco tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp nước ở xã An Thới Đông... Theo Sawaco, hằng năm ngân sách TP vẫn chi hàng chục tỉ đồng cho việc cấp bù giá nhưng một số nơi người dân vẫn phải mua nước sạch với giá cao. Theo UBND huyện Cần Giờ, Nhà nước phải cấp bù giá do nhiều khu vực dân cư ở xa, việc cấp nước sạch phải thông qua các phương tiện chuyên chở như xe bồn, sà lan... QUANG KHẢI |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận