Anh Lơt, người bản May (huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu), đau đớn đào bới đống rìu rác tấp lại ven bìa rừng, nơi gia đình anh sinh sống, tìm manh mối của cha mẹ già - Ảnh: DUY THANH
Tại trung tâm huyện, nơi có 3 ngôi trường được trưng dụng để 4.000 người tránh lũ ở tạm, những chuyến trực thăng liên tục lên xuống để chở hàng cứu trợ, chở người kẹt lũ nhiều ngày ở những nơi mà các phương tiện khác không đến được để đưa về nơi an toàn.
Tại đó, hàng trăm người tình nguyện không chỉ ở Lào, mà còn có những lực lượng đến từ các quốc gia lân cận, tổ chức nấu nướng, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo môi trường cho những nạn nhân của cơn lũ.
Công cuộc khắc phục, tái thiết sau thảm họa Sanamxay hẳn sẽ kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mới có thể tìm lại sự ổn định, trù phú của các bản ở huyện này.
Nhưng tinh thần đoàn kết của người dân khắp nước Lào, tình người không biên giới của bạn bè khắp nơi đã làm ấm lòng những nạn nhân của trận lũ khủng khiếp này.
Hi vọng đó là niềm tin để người Sanamxay đứng dậy sau thảm họa.
BS Vương Văn Thu, bệnh xá trưởng Đoàn 206 (Quân khu 5), khám bệnh cho một bệnh nhân từ vùng lũ ở huyện Sanamxay tại bệnh viện huyện này - Ảnh: DUY THANH
Anh Bird (bên trái) hái dừa chia nhau ăn chống đói từ những cây dừa bị nước lũ cuốn bật gốc. Hai ngày nay khu vực này bị cô lập, thức ăn không chuyển vào được - Ảnh: HỮU KHOA
Một cụ bà trong vùng lũ được trực thăng quân đội Lào đưa ra trung tâm huyện Sanamxay cấp cứu do suy kiệt sức khỏe - Ảnh: HỮU KHOA
Lực lượng cứu hộ đưa một thi thể ở khu vực bản Pin Đông, huyện Sanamxay ra ngoài - Ảnh: HỮU KHOA
Chị Viengxay thất thần: “Tôi leo trên mái nhà nên không chết, giờ nước rút rồi nhưng đồ đạc không còn gì” - Ảnh: HỮU KHOA
Người dân ngóng đợi trực thăng cứu trợ, vận chuyển nhu yếu phẩm của quân đội Lào - Ảnh: HỮU KHOA
Nhiều phụ nữ Lào tình nguyện nấu ăn phục vụ người sơ tán tránh lũ và lực lượng cứu hộ cứu nạn trong những ngày qua - Ảnh: DUY THANH
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận