
Đôi bàn chân mất chi cần có những đôi giày đặc biệt gói ghém yêu thương thầm lặng
Nhưng tất cả đều mang một câu chuyện thầm lặng, từ đôi bàn tay thợ đóng giày, trao hy vọng và niềm thương yêu thầm lặng cho những đôi chân không lành lặn ở làng phong Quy Hòa.
Tại làng phong Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) có một xưởng giày chuyên sản xuất những đôi giày đặc biệt. Những người thợ tự tay đo chân, thiết kế, hoàn thiện và mang những đôi giày miễn phí đến tận nơi cho người bệnh phong ở nhiều địa phương.
Hiện tại xưởng giày còn 4 người thợ cặm cụi, tận tụy với công việc đã gắn bó suốt 27 năm. Ngày ngày vẫn nghe tiếng búa gõ, cắt tỉa từng miếng da sao cho đúng với bản vẽ một đôi giày "độc bản".
Nhiều người hay nói vui giày làng phong Quy Hòa "độc nhất vô nhị". Những người thợ ở đây không chỉ đơn thuần làm ra đôi giày tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân mà còn phải hiểu và cảm nhận được cảm giác của bệnh nhân phong để điều chỉnh và tạo ra một đôi giày phù hợp.
Ông Lê Viết Đức (58 tuổi, phường Ghềnh Ráng), hơn 27 năm thầm lặng đóng giày cho bệnh nhân phong, cho biết những người thợ ở đây không chỉ đơn thuần làm ra đôi giày tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân mà còn phải hiểu và cảm nhận được cảm giác của bệnh nhân phong để điều chỉnh cho phù hợp.
"Thời gian hoàn thành mỗi đôi giày tùy thuộc vào mức độ biến dạng của bàn chân. Thông thường những trường hợp biến dạng nhẹ mất 1 ngày để hoàn thành một đôi, và 2 ngày cho những trường hợp biến dạng nặng. Sau khi sản xuất xong, các bệnh nhân nhận giày tại chỗ hoặc trao tận nơi cho bệnh nhân" - ông Đức chia sẻ.
Ông Trương Văn Thành (76 tuổi, làng phong Quy Hòa) tâm sự: "Tôi bị bệnh phong từ lúc 10 tuổi, trước đây chân tay nhức mỏi dữ lắm, bây giờ sức khỏe cũng ổn định. Lúc chưa có giày chuyên về bệnh này thì tôi mang dép bình thường, mà lâu dài chân nó mất hết ngón nên không mang được. Giờ có đôi giày cho bệnh phong, tôi mang thoải mái, vận động và di chuyển tốt hơn, ngày nào tôi cũng đạp xe vài vòng quanh làng".

Thợ đóng giày chọn rất kỹ chất liệu da đểlàm ra đôi giày theo thể chất, co giãn của gót chân

Ông Nguyễn Văn Tâm (55 tuổi, người thợ gắn bó với xưởng giày từ năm 1998) ướm giày cho ông Lê Ân (58 tuổi, bệnh nhân nội trú tại bệnh viện)

Dựa vào mẫu vẽ chân của người bệnh, thợ đóng giày sẽ căn chỉnh chi tiết và tỉ mỉ để làm ra đôi giày phù hợp với từng bàn chân

Ông Trương Văn Thành đạp xe mỗi ngày nhờ đôi giày chuyên dụng cho người bệnh phong

Những đôi giày độc bản tại xưởng đóng giày

Ông Lê Viết Đức được mọi người gọi là thầy, vì ông được cử đến những địa phương dạy làm giày cho người bệnh phong
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận