06/09/2020 14:31 GMT+7

Những chiếc túi 'không đụng hàng' dệt từ nilông của 9X

HOÀNG AN
HOÀNG AN

TTO - Tận dụng khoảng thời gian dài nghỉ dịch tại nhà, Phạm Thị Kim Hằng, 25 tuổi, đã sáng tạo thành công các loại túi thời trang, túi đi chợ từ vải bỏ đi và nilông đã qua sử dụng.

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 1.

Một chiếc túi đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, bỏ nhiều thời gian ở khâu tái chế ni lông. Trong ảnh, hội chị em của Kim Hằng đang phụ nối các sợi nilông - Ảnh: HOÀNG AN

Là chủ cửa hàng bán sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường theo lối sống xanh, Kim Hằng (ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) luôn cố gắng tìm giải pháp tận dụng đồ dùng khó phân hủy thành những sản phẩm có giá trị sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Chia sẻ về quá trình hình thành ý tưởng làm túi dệt từ nilông, Hằng cho biết: "Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi, chính vì thế lượng nilông thải ra ngoài môi trường lại càng nhiều hơn. Nhìn những hình ảnh đó, tôi liền suy nghĩ tại sao không thử tận dụng chúng làm thành một vật dụng đa tính năng, gần gũi với tất cả mọi người".

Vậy là trong thời gian ngắn tìm ý tưởng, nghiên cứu cách thức làm sản phẩm, Hằng đã "chế" thành công túi dệt từ nilông với nhiều mẫu mã màu sắc đa dạng.

Theo Kim Hằng, một sản phẩm tái chế chỉ có ý nghĩa với cộng đồng khi chúng có vòng đời dài, bền chắc để tránh thải ra lại môi trường. Vì thế, túi được tận dụng từ các loại vải gối, vải rèm dày dặn bỏ đi từ nhà hàng khách sạn cùng với lượng túi nilông được thu gom, làm sạch, dệt chắc chắn để mọi người có thể dùng lâu dài.

Cửa hàng Limart của Hằng hiện đang thực hiện chương trình thu nilông đổi quà, một cuộn nilông sẽ đổi được một ống hút tre, hai cuộn là một bút giấy. Những chiếc túi này được may bởi những bạn trong cộng đồng người khuyết tật, lợi nhuận sau khi bán túi sẽ dùng hoàn toàn vào dự án từ thiện tiếp theo của Kim Hằng.

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 2.

Kim Hằng (trái) cùng bạn đang cuộn lại những cuộn nilông sau khi đã cắt mỏng thành sợi để không bị rối - Ảnh: HOÀNG AN

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 3.

Loại vải đặc biệt này được may, cắt, tạo hình rất dễ, không dễ rách và nhăn như các dạng vải thông thường - Ảnh: HOÀNG AN

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 4.

Thành phẩm được may từ các nguyên liệu bỏ đi như rèm cửa, túi ni ông đã qua sử dụng, lớp lót bao gối - Ảnh: HOÀNG AN

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 5.

Chị Thu Trang (32 tuổi, Q. Bình Tân), chủ quán cà phê Nắng, là người kết hợp cùng Hằng mở cửa hàng bán những sản phẩm organic. Trong ảnh, chị Trang đang cuộn những sợi nilông để dễ dệt, bên cạnh là chiếc túi thành phẩm - Ảnh: HOÀNG AN

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 6.

Cận cảnh đường dệt nilông từ máy dệt mini. Những sợi nilông có đặc tính dai bền không kém sợi vải thông thường - Ảnh: HOÀNG AN

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 7.

Một đoạn vải sẽ được dệt từ các cuộn nilông đã cuốn từ trước, đây là giai đoạn chính làm túi nilông trở nên bắt mắt, độc đáo - Ảnh: HOÀNG AN

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 8.

Để tăng năng suất và tạo việc làm cho nhiều chị em nội trợ, Kim Hằng đang sáng tạo các mô hình máy dệt để mọi người có thể tự làm ở nhà bằng những bọc nilông đã qua sử dụng - Ảnh: HOÀNG AN

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 9.

Một loại túi khác được làm từ vải dệt nilông (sau khi dệt, tấm vải sẽ được ủi thêm lớp keo để đảm bảo độ bền dai) - Ảnh: HOÀNG AN

Những chiếc túi không đụng hàng dệt từ nilông của 9X - Ảnh 10.

Những bao nilông sau khi rửa sạch, phơi khô, sẽ được gấp lại để cắt thành những đoạn dài, chỉ cần buộc lại sẽ có sợi vải làm bằng n lông - Ảnh: HOÀNG AN

Cô gái sáng tạo ra dòng tranh dây đồng, chỉ truyền nghề cho người khuyết tật Cô gái sáng tạo ra dòng tranh dây đồng, chỉ truyền nghề cho người khuyết tật

TTO - Nguyễn Nhật Minh Phương (33 tuổi) được tổ chức Guinness Việt Nam xác lập kỷ lục người làm tranh dây đồng đầu tiên của Việt Nam. Từ niềm đam mê với dây đồng, cô đã sáng tạo ra một dòng tranh mới và chỉ truyền nghề cho người khuyết tật.

HOÀNG AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên