Sinh viên tham gia buổi tuyển dụng tiếp viên do Vietnam Airline tổ chức tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vào cuối tháng 4-2016 - Ảnh: M.G |
Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trên bình diện quốc gia, trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Nhiều nhu cầu về ngành kỹ thuật
Quy hoạch tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu như: ngành cơ khí - luyện kim; ngành hóa chất; ngành điện tử, công nghệ thông tin; ngành dệt may-da giày; ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; ngành điện; ngành than; ngành dầu khí.
Điểm mới của quy hoạch giai đoạn này định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 3 ngành gồm cơ khí - luyện kim; điện tử - tin học, dệt may - da giày.
Khu vực Ðông Nam bộ mà hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Ðông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế; là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nơi đây đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, xu hướng học sinh chọn các ngành công nghiệp - xây dựng giảm từ năm 2011 (33,1%) đến năm 2014-2015 (26,3%) cũng dự báo nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực khối ngành công nghiệp - xây dựng.
Như vậy, nhìn chung nhu cầu nhân lực của cả nước, ở vùng Ðông Nam bộ “cung” vượt “cầu” ở các ngành dịch vụ trong khi các ngành công nghiệp - xây dựng “cung” chưa gặp “cầu”.
Trong giai đoạn 2016 - 2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo mỗi năm có khoảng 270.000 chỗ làm việc (130.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%.
Ngành có nhu cầu tuyển dụng cao tại TP.HCM?
Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong tổng nhu cầu nhân lực, khu vực Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 67%, khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm tỷ trọng 31%, khu vực Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2%; khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng 5% khu vực kinh tế Ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng70%, khu vực kinh tế Có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%.
Trong tổng nhu cầu nhân lực, 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 17%, 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 42%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 41%.
Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%.
Nhu cầu nhân lực các ngành và nhóm ngành cụ thể như sau:
Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020 đến năm 2025:
STT
|
Ngành kinh tế
|
Số chỗ làm việc
(Người/ năm)
|
1 |
Nông nghiệp |
5.400 |
2 |
Công nghiệp - Xây dựng |
83.700 |
3 |
Dịch vụ |
180.900 |
Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm |
270.000 |
Nhu cầu nhân lực 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025
STT
|
Ngành nghề
|
Số chỗ làm việc (Người/ năm)
|
1 |
Cơ khí |
8.100 |
2 |
Điện tử - Công nghệ thông tin |
16.200 |
3 |
Chế biến lương thực thực phẩm |
10.800 |
4 |
Hóa chất – Nhựa cao su |
10.800 |
Tổng nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm |
45.900 |
Nhu cầu nhân lực 9 nhóm ngành dịch vụ tại TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020 đến năm 2025
STT
|
Ngành nghề
|
Số chỗ làm việc (Người/ năm)
|
1 |
Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng - Bảo hiểm |
10.800 |
2 |
Giáo dục - Đào tạo |
13.500 |
3 |
Du lịch |
21.600 |
4 |
Y tế |
10.800 |
5 |
Kinh doanh tài sản - Bất động sản |
10.800 |
6 |
Dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ, nghiên cứu và triển khai |
8.100 |
7 |
Thương mại |
21.600 |
8 |
Dịch vụ vận tải - Kho bãi - Dịch vụ cảng |
8.100 |
9 |
Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin |
8.100 |
Tổng nhu cầu nhân lực 9 nhóm ngành dịch vụ hàng năm |
113.400 |
Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025
STT
|
Ngành nghề
|
Số chỗ làm việc (Người/ năm)
|
1 |
Truyền thông - Quảng cáo - Marketing |
21.600 |
2 |
Dịch vụ phục vụ |
27.000 |
3 |
Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ |
18.900 |
4 |
Quản lý - Hành chính - Nhân sự |
10.800 |
5 |
Kiến trúc - Xây dựng - Môi trường |
10.800 |
6 |
Công nghệ - Nông lâm |
8.100 |
7 |
Khoa học - Xã hội - Nhân văn |
5.400 |
8 |
Ngành nghề khác |
8.100 |
Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động |
110.700 |
Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 8 nhóm ngành tại TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020 đến năm 2025
STT
|
Nhóm ngành
|
Số chỗ làm việc (Người/ năm)
|
1 |
Kỹ thuật công nghệ |
70.875 |
2 |
Khoa học tự nhiên |
14.175 |
3 |
Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính |
66.825 |
4 |
Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch |
16.200 |
5 |
Sư phạm - Quản lý giáo dục |
10.125 |
6 |
Y - Dược |
10.125 |
7 |
Nông – Lâm – Thủy sản |
6.075 |
8 |
Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao |
8.100 |
Tổng nhu cầu nhân lực bình quân |
202.500 |
Nhu cầu nhân lực theo trình độ tại TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025
Trình độ nghề |
2016 - 2020
|
2021 - 2015
|
||
Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)
|
Số chỗ làm việc (Người/năm)
|
Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)
|
Số chỗ làm việc (Người/năm)
|
|
Trên đại học |
2 |
5.400 |
2 |
5.400 |
Đại học |
13 |
35.100 |
17 |
45.900 |
Cao đẳng |
15 |
40.500 |
15 |
40.500 |
Trung cấp |
35 |
94.500 |
33 |
89.100 |
Sơ cấp nghề |
14 |
37.800 |
18 |
48.600 |
Lao động chưa qua đào tạo |
21 |
56.700 |
15 |
40.500 |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận