Một số khó khăn trong đào tạo ngành logistics được đưa ra tại hội thảo - Ảnh: HÀ BÌNH
Đó là thông tin được ông Lê Duy Hiệp - chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam - đưa ra tại "Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và kế hoạch đào tạo Logistics", do Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM phối hợp với các cơ quan tổ chức ngày 22-6.
Theo ông Hiệp, hiệp hội của ông có 400 hội viên là doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài. "Nhân lực làm việc trong lĩnh vực logistics hiện nay luôn là điểm nghẽn của doanh nghiệp" - ông Hiệp nhấn mạnh.
Ông Hiệp nói thêm hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các công ty và doanh nghiệp càng khát nhân lực ngành logistics. "Có thể thấy mỗi nhà máy, doanh nghiệp đều cần một nhân viên phụ trách logistics" - ông Hiệp nói.
Ngoài ra, theo ông Hiệp khó khăn hiện nay là các cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo chưa đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp.
"Cũng nhắc đến một khó khăn khác là nhiều người nhìn nhận chưa đúng về ngành này. Họ cho rằng làm logistics là… làm công nhân bốc xếp. Không phải vậy. Logistics là chuỗi cung ứng dịch vụ từ đầu vào của nguyên liệu sản xuất cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng" - ông Hiệp chia sẻ thêm.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự cũng đưa ra nhiều kinh nghiệm đào tạo và giải pháp trong lĩnh vực đào tạo ngành nghề này.
Logistics là gì?
Theo chương trình đào tạo của một số trường đại học, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là lĩnh vực "có mặt" ở mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Hiểu một cách đơn giản, lĩnh vực này tập trung vào các hoạt động vận tải, kho bãi, xuất - nhập hàng hóa, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng, tìm kiếm và quản trị nguồn nguyên vật liệu...
Tất cả các hoạt động này nhằm đảm bảo dòng hàng hóa - từ lúc là nguyên vật liệu đến khi thành sản phẩm đến với người tiêu dùng - vận hành một cách hiệu quả, giảm chi phí, đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận