* Ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Bách khoa và Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TPHCM) có gì khác nhau?
- TS Nguyễn Kim Quang: Chúng ta đang phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Nhà nước xác định vai trò và nhu cầu phát triển ngành CNTT rất lớn. Trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều cần đến CNTT. CNTT giúp công việc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác. Người ta yêu cầu nhân lực CNTT trình độ cao và ứng dụng chuyên sâu chứ không phải chỉ biết CNTT. Nếu học tốt, cơ hội đóng góp và việc làm của chúng ta khá lớn.
Phóng to |
Trường ĐH Khoa học tự nhiên phát triển theo hướng phần mềm, xây dựng lập trình phần mềm. Trường ĐH Bách khoa mạnh về phần cứng, kỹ thuật máy tính. Hiện nhiều trường đào tạo ngành này. Tuy nhiên, mỗi ngành có thế mạnh và định hướng đào tạo chuyên sâu theo thế mạnh của mình.
Vì nhu cầu nhân lực ngành này khá lớn nên ĐHQG TP.HCM muốn có một trường chuyên đào tạo ngành này và đã thành lập Trường ĐH Công nghệ thông tin. Đội ngũ nòng cốt của trường này là cán bộ giảng viên của Khoa công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Do đó hai bên đào tạo cũng có cái nền giống nhau.
* Em muốn thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ngành xây dựng và quản lý dự án và quản lý công nghiệp. Nếu em đăng ký NV1 ngành quản lý dự án nhưng không trúng tuyển, em có được học ngành quản lý công nghiệp không?
- Th.S Nguyễn Bắc Nam: chúng ta phải xác định chúng ta chỉ có một nguyện vọng. Em thi NV1 ngành xây dựng và quản lý dự án, nếu không trúng tuyển nhưng điểm cao hơn điểm chuẩn ngành quản lý công nghiệp, em sẽ được chuyển vào học ngành này tùy vào điểm của em và chỉ tiêu ngành này còn thiếu. Ngoài điểm sàn của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng sẽ lấy điểm sàn riêng của mình. Nếu thí sinh đạt điểm sàn của trường nhưng không trúng tuyển ngành đăng ký trường sẽ cho em đăng ký vào các ngành khác còn chỉ tiêu.
* Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) xét tuyển NV1B như thế nào?
- TS Nguyễn Kim Quang: khi làm thủ tục dự thi, trường sẽ cho thí sinh đăng ký ngành muốn xét tuyển NV1B. Trong trường hợp thí sinh không trúng tuyển NV1, ngành thí sinh đăng ký NV1B còn chỉ tiêu, nếu có điểm thi phù hợp, trường sẽ xét trúng tuyển thí sinh vào ngành mà thí sinh đăng ký NV1B. Nếu ngành thí sinh đăng ký NV1B không còn chỉ tiêu, thí sinh sẽ không được xét tuyển. Nếu không trúng tuyển NV1B thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả tuyển sinh để xét tuyển vào trường khác.
* Ở VN có đủ điều kiện để giảng dạy ngành công nghệ nano? Ra trường có thể làm việc ở đâu?
- TS Nguyễn Kim Quang: Khi công nghệ phát triển, người ra đi vào các công nghệ kích thước rất nhỏ. Đối tượng để kiểm soát và làm việc là kích thước nano. Cả sinh học, vật lý, kỹ thuật chế tạo, kỹ thuật vật liệu... Có nhiều lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực này và gọi chung là công nghệ kỹ thật nano. Nơi đào tạo phải có các trang thiết bị thích hợp để can thiệp và nghiên cứu đến kiến thức này.
Ở ĐHQG TP.HCM có trung tâm chuyên về công nghệ nano. Nếu các bạn thích, khoan hãy theo lĩnh vực này mà có thể theo học vật lý, hóa hay kỹ thuật, điện... để sau đó nghiên cứu lĩnh vực nano. Ngành này chỉ đào tạo ở bậc sau ĐH.
- TS Hà Văn Hành: Ngành vật lý của Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế) có nhiều tiến sĩ chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này. Đây là lĩnh vực chuyên sâu. Nếu học vật lý, chúng ta có thể nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nano ở bậc sau ĐH.
* Học ngành công nghệ sinh học có thể làm việc ở đâu?
- TS Nguyễn Kim Quang: đây là ngành công nghệ dựa trên nền tảng sinh học, khoa học về sự sống. Do đòi hỏi tạo ra các sản phẩm chất lượng cao nên ngành công nghệ sinh học ra đời. Nếu các bạn đi ngay vào công nghệ sinh học và không trang bị nền tảng sinh học tốt thì kết quả học tập sẽ khó như mong muốn bởi ngành này dựa trên nền tảng khoa học sự sống. Ta học để tạo ra sản phẩm mới, giống mới hay cải tiến sản phẩm để có chất lượng tốt hơn. Ra trường có thể làm ở các viện sinh học, trung tâm nghiên cứu hay các tập đoàn về thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm sinh học.
* Em muốn thi vào ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH khoa học (ĐH Huế). Cơ hội việc làm ngành này như thế nào?
- TS Hà Văn Hành - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế): Ngành này tuyển 2 khối A, B, chỉ tiêu năm nay là 60. Điểm chuẩn ngành này những năm qua là từ 15 đến 17 điểm. Ra trường có thể giảng dạy hoặc làm các cơ quan quản lý như kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, lai tạo giống, phòng thí nghiệm về biến đổi gene, tạo giống cây trồng...
Về cơ hội việc làm, người học khá giỏi thì cơ hội việc làm nhiều, học lực trung bình cơ hội việc làm khó hơn. Quan trọng nhất là cách thức chúng ta thể hiện kiến thức và bản lĩnh trước nhà tuyển dụng.
* Ngành kỹ sư xây dựng đào tạo những gì? Ra trường có thể làm ở Sở qui hoạch và đầu tư thì kiến thức đó có phù hợp không? Kỹ sư tài năng khác kỹ sư thực hành thế nào?
- TS Nguyễn Văn Thư: chương trình đào tạo kỹ sư tài năng đòi hỏi tính nghiên cứu nhiều nên phần lý thuyết sẽ rất nặng, nặng hơn rất nhiều so với kỹ sư thực hành. Kỹ sư tài năng trang bị kiến thức sâu và rộng.
Ngành này chia thành nhiều nhóm ngành: xây dựng dân dụng và công nghiệp (nhà ở, công trình cao tầng), xây dựng công trình dưới nước, xây dựng cầu đường... Mỗi nhóm ngành đi sâu vào các kỹ thuật xây dựng của từng chuyên ngành. Các em nên xem mình phù hợp với chuyên ngành nào.
* Ngành kỹ thuật tự động hóa khi ra trường sẽ làm gì, có thể làm việc ở các thành phố lớn không?
- Th.S Nguyễn Bắc Nam: ngành này ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: máy móc, xây dựng, điện... Nếu muốn nghiên cứu và chế tạo thì bạn phải về các trung tâm nghiên cứu lớn.
* Ở Huế trường nào đào tạo ngành CNTT?
- TS Hà Văn Hành: Trường ĐH Khoa học, Sư phạm có đào tạo ngành này. Tuy nhiên, Trường ĐH đào tạo chuyên sâu hơn, Trường ĐH Sư phạm đào tạo để ra giảng dạy tin học.
* Ngành điện tử viễn thông đào tạo những gì, ra trường làm ở đâu?
- TS Hà Văn Hành: Ngành này đào tạo 5 năm. Khi ra trường có thể làm trong điện tử viễn thông, truyền hình, vận hành các dự án về viễn thông, giảng dạy...
* Ngành kỹ thuật hàng không đào tạo những gì? Có phải chế tạo máy bay?
- TS Nguyễn Văn Thư: Hiện ngành này chỉ có Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) đào tạo ngành này. Chủ yếu đào tạo lý thuyết máy bay và kỹ thuật bão dưỡng. Được nghiên cứu, thử nghiệm trên các thiết bị nhỏ chứ không phải chế tạo máy bay.
Danh sách tư vấn 1. TS Hà Văn hành – phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Huế2. TS Nguyễn Văn Thư – hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM3. TS Nguyễn Kim Quang – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHTN- ĐHQG TP.HCM4. ThS Nguyễn Bắc Nam – phó Ban đào tạo ĐH Đà Nẵng |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận