Phóng to |
Các hoạt động khai thác diễn ra tại mỏ khí đốt Kashi, theo cách gọi của Nhật Bản, hay Thiên Ngoại Thiên, theo cách gọi của Trung Quốc, nằm gần đường phân đoạn trên biển của vùng đặc quyền kinh tế hai nước. Đoạn băng của NHK cũng cho thấy các công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã gửi thư phản đối cho chính quyền Bắc Kinh, nói việc Trung Quốc đơn phương khai thác là không thể chấp nhận khi hai nước vẫn còn chưa nhất trí về biên giới trên biển. Trung Quốc đáp lại rằng họ có quyền khai thác ở khu vực này.
Theo NHK, có rất nhiều mỏ khí đốt nằm xung quanh khu vực đường phân ranh vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Đông Trung Hoa, cách quần đảo Okinawa của Nhật Bản 400 km về phía tây bắc.
Năm 2005, Nhật Bản đã ngỏ ý cùng khai thác với Trung Quốc bốn mỏ khí trong khu vực này. Năm 2008, chính quyền hai nước đồng ý cùng khai thác ở hai khu vực đồng thời đồng ý sẽ thảo luận tiếp về các khu vực khác. Tuy nhiên, thương lượng gián đoạn vào năm 2010 sau sự cố một tàu cá Trung Quốc đụng độ với tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tại quần đảo Senkaku.
Cũng trong ngày 31-1, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối Nhật Bản sau khi nước này dự tính đặt lại tên cho vài chục hòn đảo gần một quần đảo ở trung tâm vùng lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước.
Kế hoạch này sẽ đưa 39 hòn đảo đá không có người ở vào các bản đồ Nhật Bản từ cuối tháng 3, bao gồm một số đảo nhỏ ở quần đảo Điếu Ngư, theo cách gọi của Trung Quốc, và Senkaku, theo cách gọi của Nhật, theo Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa xã. Vào tháng 1, bốn chính trị gia Nhật Bản đã đến thăm quần đảo này, gây ra sự phẫn nộ từ Trung Quốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận