16/12/2012 15:00 GMT+7

Nhật Bản hồi hộp chờ kết quả bầu cử

ĐỨC TOÀN (Reuters, AP)
ĐỨC TOÀN (Reuters, AP)

TTO - Người dân Nhật Bản hôm nay 16-12 đã đi bỏ phiếu bầu Hạ viện. Các thăm dò trước bầu cử cho thấy Đảng Dân chủ tự do (LDP) sẽ quay lại nắm quyền lực sau ba năm là đảng đối lập.

Nhật sẽ tổng tuyển cử vào tháng tớiLãnh đạo các đảng phái tại Nhật bắt đầu tranh cử

N6hOOPej.jpgPhóng to
bdW1tCC1.jpg
Người dân Nhật Bản bỏ phiếu bầu cử Hạ viện - Ảnh: Reuters

Người dân bắt đầu bỏ phiếu lúc 7g (5g giờ Việt Nam) và kết thúc lúc 20g (18g giờ Việt Nam). Các kênh truyền hình lớn của Nhật Bản sẽ công bố kết quả thăm dò ngay sau đó. Tổng cộng có hơn 1.500 ứng viên tranh cử vào 480 ghế trong Hạ viện.

Các khảo sát do báo chí Nhật Bản thực hiện trước đó đều cho thấy Đảng LDP và đồng minh là Đảng Công minh mới sẽ thắng lớn trong kỳ bầu cử lần này khi giành được 300 ghế trong Hạ viện. Đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền hiện tại sẽ chỉ chiếm được 80 vị trí so với 230 ghế hiện tại.

Như vậy, chủ tịch Đảng LDP là cựu thủ tướng Shinzo Abe có khả năng quay trở lại chức thủ tướng, thay thế Thủ tướng Yoshihiko Noda.

hAQHDnq9.jpgPhóng to
Chủ tịch Đảng Công minh mới Natsuo Yamaguchi và chủ tịch Đảng Dân chủ tự do Shinzo Abe - Ảnh: Asahi

Trong chiến dịch tranh cử, ông Abe cam kết đẩy mạnh chi tiêu công để khắc phục tình hình kinh tế trì trệ, nhấn mạnh vai trò của điện hạt nhân bất chấp Nhật Bản đã trải qua thảm họa kép hồi năm ngoái và một chính sách ngoại giao cứng rắn hơn với Trung Quốc trong các tranh chấp trên biển Hoa Đông.

Còn Đảng DPJ hứa sẽ đẩy mạnh đầu tư cho phúc lợi và xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn. Tuy nhiên việc thực hiện hai điều này được đánh giá khó khăn trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản suy thoái và trận động đất năm 2011 còn để lại hậu quả nặng nề.

Ngoài ra, ông Noda được cho đã mất đi sự ủng hộ của người dân sau quyết định tăng gấp đôi thuế tiêu dùng - biện pháp mà ông cho rằng rất cần thiết để giải quyết núi nợ công khổng lồ của Nhật Bản.

Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: nhiều đảng nhỏ giành sự chú ý

Các khảo sát tiền bầu cử lưu ý một bộ phận cử tri Nhật Bản vẫn chưa quyết định chính xác sẽ bầu cho đảng nào. Nguyên nhân là do ngày càng nhiều người không hài lòng với các chính đảng, cùng với đó là sự nổi lên của nhiều đảng nhỏ hơn có xu hướng liên kết lại tạo thành một “thế lực thứ ba”.

Một đảng nhỏ đang lên là Đảng Duy tân Nhật Bản (JRP) cánh hữu, theo chủ nghĩa dân túy, do hai chính trị gia trực ngôn nhất Nhật Bản là Thị trưởng Osaka Toru Hashimoto và cựu thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara - nhân vật được đánh giá hiếu chiến - lãnh đạo.

“Chúng tôi muốn một nhân vật có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và là một nhà ngoại giao cứng rắn. Tôi vẫn chưa thể quyết định được” - nhân viên văn phòng Seishi Koyabashi cho biết, anh đang phân vân nên bỏ phiếu cho Đảng LDP hay Đảng Duy tân Nhật Bản.

Một vấn đề quan trọng với người dân Nhật Bản là điện hạt nhân. Một người nội trợ 43 tuổi ở Akasaka tuyên bố không ủng hộ Đảng LDP vì lập trường về năng lượng hạt nhân của đảng này. “Tôi không thể bỏ phiếu cho một đảng đã thúc đẩy điện hạt nhân trong nhiều thập kỷ qua. Các chính trị gia đã quên thảm họa năm ngoái rồi. Tôi đã có hai con và tôi phải lo cho tương lai của chúng”. Cô cho biết đã bỏ phiếu cho Đảng Tương lai Nhật Bản (TPJ) do tỉnh trưởng tỉnh Shiga, bà Yukiko Kada làm chủ tịch đảng.

Chính sách của Đảng TPJ là đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trong vòng 10 năm - ngắn hơn thời hạn mà chính phủ đề ra là đến năm 2030, phản đối tăng thuế và trợ cấp nhiều hơn cho các gia đình nuôi con. Tuy nhiên hình ảnh đảng này không được mạnh mẽ do liên kết với cựu chủ tịch Đảng DPJ, ông Ichiro Ozawa, là người mà nhiều cử tri Nhật Bản không ủng hộ.

Cử tri trở nên “lạnh nhạt” với Đảng DPJ từng chiến thắng lớn trong năm 2009 nhưng không thể thực hiện tất cả các chính sách tranh cử trước đây. Giáo sư khoa học chính trị từ Đại học Sophia Koichi Nakano nói “cuộc bầu cử này như một sự trừng phạt đối với Đảng DPJ. Người dân muốn trao quyền lực lại cho Đảng LDP vì họ không còn sự lựa chọn nào tốt hơn”.

Một cử tri khác tên Makoto Mizuno, 58 tuổi, cho biết sẽ bỏ phiếu cho đảng của ông Abe vì “dù quan hệ với Hàn Quốc, vấn đề CHDCND Triều Tiên hay tranh chấp với Trung Quốc thì chiến lược ngoại giao của Đảng DJP đều thất bại”.

ĐỨC TOÀN (Reuters, AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên