05/09/2013 18:05 GMT+7

Nhà nước sẽ kiểm soát doanh nghiệp xuất khẩu gạo

CẦM VĂN KÌNH
CẦM VĂN KÌNH

TTO - Doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo trên địa bàn 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và Thái Bình, Hưng Yên, Tây Ninh.

Bộ Công thương vừa ban hành quyết định về quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Với quan điểm xuất khẩu gạo là ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh lương thực, lợi ích người tiêu dùng và nông dân sản xuất lúa, Bộ Công thương khẳng định Nhà nước phải kiểm soát, định hướng đội ngũ xuất khẩu gạo từng thời kỳ.

Theo đó, Bộ Công thương nêu từ nay đến năm 2015, VN sẽ chỉ có 150 đầu mối kinh doanh xuất khẩu gạo để tập trung phát triển chiều sâu, năng lực doanh nghiệp.

4TO5HQ2Q.jpgPhóng to
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải hợp tác, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa.Trong ảnh: người dân xã Vị Bình, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) thu hoạch lúa - Ảnh: Chí Quốc

Bộ Công thương nêu thêm tiêu chí sẽ chỉ cấp giấy chứng nhận cho thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khi có kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo trên địa bàn 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM và Thái Bình, Hưng Yên, Tây Ninh.

Đáng lưu ý, để khống chế số lượng doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đạt mức tối thiểu 10.000 tấn gạo/năm và phải bảo đảm tối đa đầu mối xuất khẩu gạo như hiện trạng đã đầu tư, không tăng thêm đầu mối…

Ngoài ra, Bộ Công thương yêu cầu Hiệp hội Lương thực VN phải tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hội viên, giám sát hoạt động của các thương nhân xuất khẩu gạo, phát huy vai trò hỗ trợ, hướng dẫn, định hướng thương nhân trong sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo…

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải góp phần ổn định thị trường trong nước, phải hợp tác, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa, chú trọng bảo vệ thương hiệu gạo xuất khẩu của VN trên trường quốc tế…

CẦM VĂN KÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên