01/07/2013 06:48 GMT+7

Nguy hại bọ xít hút máu

PGS.TS Trương Xuân Lam
PGS.TS Trương Xuân Lam

TT - Sinh sản nhanh, kháng thuốc trừ sâu, tạo lập được tập tính sống gần con người... - những đặc điểm mới phát hiện của bọ xít hút máu đang khiến nhiều nhà nghiên cứu lo ngại.

Bình Định: lại bắt được bọ xít hút máu người Lại bắt được bọ xít hút máu người ở HuếBọ xít hút máu người châu Phi tiến sang châu Á

WqBTibgD.jpgPhóng to
Bọ xít hút máu người - Ảnh do PGS.TS Trương Xuân Lam cung cấp
Hpbq933E.jpgPhóng to
Bọ xít hút máu người - Ảnh do PGS.TS Trương Xuân Lam cung cấp

Nghiên cứu của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật được trình bày tại hội thảo quốc tế có chủ đề về bọ xít hút máu thời gian gần đây cho thấy hiện loài côn trùng này đã có mặt ở 20 tỉnh, thành trong cả nước. Các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng là những địa phương có số lượng bọ xít hút máu nhiều nhất. Riêng Hà Nội có 21/29 quận, huyện và 31/36 phường nội thành ghi nhận sự có mặt của loài côn trùng này.

Sinh sôi nhanh

PGS.TS Trương Xuân Lam, trưởng phòng côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và tài nguyên môi trường, cho biết bọ xít hút máu nhiều năm qua đã âm thầm phát triển tự do và rất ổn định. Mỗi con bọ xít hút máu hằng năm sản sinh 200-250 trứng, trong đó 80-85% trứng có thể tồn tại ở bất cứ nhiệt độ, môi trường nào. Không những vậy bọ xít mới sinh đã hút máu được ngay. Loài này cũng có đặc điểm đáng chú ý là sống rất dai, chỉ cần hút máu 2-3 lần/năm là có thể sống hết cả vòng đời. PGS Lam lo ngại bọ xít hút máu đã bị chúng ta quên đi trong suốt thời gian dài và chưa có đánh giá đúng về tác hại của loài côn trùng này. “Liệu loài ký sinh trùng có trong bọ xít hút máu ở nước ta có giống như loài Trypanosoma cruzi gây ra bệnh Chagas làm chết 6-7 triệu người ở châu Mỹ Latin trong suốt thời gian dài hay không? Cơ chế truyền bệnh sang người thông qua bọ xít hút máu của loài ký sinh trùng này như thế nào? Đó vẫn là ẩn số cần giải đáp”- ông Lam nói.

Một điều đáng lo ngại khác nữa là theo TS Phạm Thị Khoa, trưởng khoa hóa thực nghiệm Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng T.Ư, bọ xít hút máu khi được tiếp xúc ngâm tẩm thuốc trừ sâu trong 1-3 ngày đã kháng với thuốc alpha-cypermethrin tại 30 mg/m2.

Biết cách... sống chung với con người

"Vài năm gần đây, bọ xít hút máu đã âm thầm phát tán vào trong các thành phố lớn và tấn công người. Nếu như ở khu vực ngoại thành, bọ xít hút máu có được nhiều sự lựa chọn như máu người và các loài động vật, gia súc, gia cầm thì ở những quận nội thành, bọ xít hút máu có ít sự lựa chọn hơn, do đó chủ yếu tấn công người hoặc chuột nhà"

Từ năm 2010 nhóm nghiên cứu của ông Lam phát hiện một ổ bọ xít ở TP gồm 24 con đã trực tiếp hút máu người để sinh sống. Năm 1994, nhóm này cũng phát hiện nhiều ổ bọ xít hút máu ở nhiều vùng nông thôn sống rất gần con người. Gần đây chỉ tính riêng địa bàn Hà Nội đã phát hiện những ổ bọ xít hút máu lớn hàng nghìn con, như ở huyện Từ Liêm phát hiện ổ bọ xít tới 1.300 con! Ông Lam cho biết bọ xít hút máu đã tạo ra những ổ sinh sản ở chuồng trại nuôi súc vật hoặc thậm chí ở trong nhà nơi góc tủ, bàn ghế... Quan sát về tập tính, thời điểm loài này kiếm ăn nhiều nhất chính là vào khoảng 1g-3g sáng - vào lúc con người ngủ say nhất. Theo ông Lam, đây chính là bằng chứng chỉ ra rằng bọ xít hút máu đã hình thành được tập tính sống chung với con người.

Ông Lam phân tích thêm trước đây loài này thường chỉ có ở vùng nông thôn, rừng núi và thường chỉ đốt động vật như chó, mèo, gà, chuột... Nhưng với tốc độ sinh sản rất mạnh, nhu cầu về thức ăn của loài này tăng lên, do vậy chúng phải tìm đến nguồn thức ăn khác. Trong khi đó con người thường nuôi và sống gần chó, mèo... nên trở thành một trong những mục tiêu gần của bọ xít hút máu. Do vậy, PGS Lam khuyên người dân thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ vật dụng đã cũ, vệ sinh những nơi ẩm mốc để tránh bọ xít hút máu làm tổ. Khi bị bọ xít đốt, tốt nhất không nên gãi để tránh bị phù nề và nhiễm trùng thêm. Trong trường hợp vết đốt lớn, có sốt, người dân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. “Tuyệt đối không sử dụng hóa chất để tiêu diệt vì những loài này thường sống trong những khe tủ, khe tường rất sâu, nếu muốn tiêu diệt được phải cần đến một lượng hóa chất rất lớn đủ khả năng gây hại cho con người” - ông Lam lưu ý.

PGS.TS Trương Xuân Lam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên