(Trích Biển chiều ở Trường Sa)
Phóng to |
“Ngay cả điều quý giá nhất của con người là mạng sống mà họ sẵn sàng dâng hiến cho Tổ quốc” - ông Đặng Minh Hải nói về chiến sĩ Trường Sa - Ảnh: Phạm Công Thanh |
Phóng to |
Đại tá Đặng Minh Hải trong một lần thăm nhà người dân ở đảo - Ảnh: Trần Tiến Dũng |
Những vần thơ mượt mà ấy là của một người lính, một lãnh đạo Quân chủng Hải quân: đại tá Đặng Minh Hải - chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân Việt Nam. Ông ghi lại những ấn tượng, những khoảnh khắc chỉ có ở Trường Sa và cả những sinh hoạt thường nhật của người lính hải quân bằng cách riêng của mình: làm thơ. Ông bảo: “Đừng gọi là thơ, người ta cười. Người lính chúng tôi viết những cái gì thuộc về cảm xúc, nghĩ gì viết nấy”.
Thế nên, ông Nguyễn Mậu Chi - tổng giám đốc Công ty Bia Huế, một thành viên trong chuyến tàu “Góp đá xây Trường Sa” (tháng 5-2012) - sau những lần nghe ông Hải ngẫu hứng đọc thơ đã gật gù bảo: “Thơ anh Hải giản dị, chân chất đến đôi lúc gần như thô mộc. Nhưng những bài thơ ấy lại đi vào lòng người bởi cái nhìn gần gũi, nhân văn về người chiến sĩ Trường Sa và sâu lắng trong đó là sự trân trọng, sẻ chia và đồng cảm sâu sắc với người lính”.
Cờ Tổ quốc và đôi mắt người lính đảo
Khi bài báo này lên khuôn, chúng tôi được biết ngày 27-12-2012, đại tá Đặng Minh Hải - chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân - đã nhận quyết định phong hàm Chuẩn đô đốc Hải quân Việt Nam. |
Đại tá Đặng Minh Hải tâm sự rằng khi nghĩ về Trường Sa, điều luôn lắng đọng lại trong sâu thẳm tâm trí ông chính là hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay giữa mênh mông biển, bao la trời và gương mặt rắn rỏi, ánh mắt kiên định của những con người vượt lên gian khổ bảo vệ đảo. Có thể thấy rõ ấn tượng lắng đọng sâu sắc ấy trong bài Tự hào chiến sĩ Trường Sa của vị chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân:
Trên cao lá cờ Tổ quốcPhấp phới tung bay trong gió trời Trường SaTrường Sa, Trường Sa - quần đảo mến yêu của taMảnh đất thiêng liêng nơi tuyến đầu Tổ quốcSừng sững hiên ngangGiữa bão tố, phong ba, giữa muôn trùng sóng nướcNơi ấy có các anh - người chiến sĩ hải quânLuôn đón nhận về mình gian khổ, hi sinhTrong niềm vui dâng hiến sức trẻ, tuổi thanh xuânCho bình yên biển trời Tổ quốcCho trường tồn Đất Mẹ Việt Nam.
Đã có biết bao người làm thơ về lính đảo. Nhưng chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân vẫn tìm được góc nhìn độc đáo về người lính Trường Sa: họ hạnh phúc và tự hào vì được dâng hiến những thứ quý giá nhất của một đời người cho Tổ quốc: đó là sức trẻ, tuổi thanh xuân và khi cần là cả mạng sống. Góc nhìn độc đáo ấy còn ở những khát khao rất lạ: được ra Trường Sa rèn luyện trong khắc nghiệt với sóng gió, cho quen với lúc biển cả ầm ào dông bão:
...Được thử thách trước những cơn sóng dữĐể thuộc luồng san hô khi mờ, khi tỏĐể cho đời thủy thủ luyện rèn thêmĐể được điều khiển tàu khi dông bão nổi lên…
Có một điều thú vị: không phải đợi đến lúc ra Trường Sa, đại tá Hải mới làm thơ về Trường Sa. Trường Sa đã hiển hiện trong tâm trí ông qua câu chuyện của những đồng đội, bạn bè tâm sự về những năm tháng đi đảo sau năm 1988. 21 năm trước, câu chuyện nao lòng của nhiều đồng đội bỗng bật thành tứ thơ trong tâm trí người thủy thủ Đặng Minh Hải. Ước mơ - bài thơ đầu tiên về Trường Sa của ông ra đời dù khi đó ông chưa đến quần đảo quanh năm bão gió này.
Lúc giáp mặt quân thùĐồng đội tôi không có ai tên là Lùi BướcLuôn sẵn sàng tiến về phía trướcDâng hiến đời mình sống mãi với biển khơi.
Phóng to |
Đại tá Đặng Minh Hải - Ảnh: Minh Đức |
Phóng to |
Ở nơi Nỗi nhớ thương hóa lửa
Người lính Trường Sa trong cái nhìn của ông Hải cũng rất đời thường với những trăn trở về nỗi xa cách, thiếu thốn tình cảm gia đình, tình yêu; về nỗi nhớ đất liền, nhớ quê hương từ nghìn trùng sóng nước.
Có phải mênh mông biểnVới bao la biển trờiChẳng bằng mênh mang nhớNgày chia xa lứa đôiCó phải giữa trùng khơiNơi đảo xa sóng gióNỗi nhớ thương hóa lửaĐốt anh thành nhà thơ.
(Nỗi nhớ thương hóa lửa)
Bài thơ ra đời vào tháng 3-2005. “Anh em ở đảo tâm sự với tôi, cả đời không viết nổi câu văn nhưng ra Trường Sa lại thành nhà thơ. Ấy là vì nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương do sự xa cách đằng đẵng thiêu đốt trong lòng người lính Trường Sa, tự nhiên bật ra những cảm xúc và khiến họ viết thành nhật ký, thành thơ” - ông Đặng Minh Hải chia sẻ.
Mỗi bài thơ của ông Hải là một câu chuyện có thật, không hư cấu, không tưởng tượng. Như chuyến công tác năm 2004, một chuyến đi đầy sóng gió và nhiều rủi ro bởi con tàu lao ra biển làm nhiệm vụ giữa dông bão ngập trời. Chuyến xuồng cuối cùng chở đoàn công tác bị sóng đánh ngập gần đầy nước. Không thể ra tàu, mọi người phải quay lại đảo. “Lính đảo hơn 30 người lao ra biển, cùng xúm lại gồng mình đẩy xuồng để khỏi bị sóng cồn ở mép xanh đánh lật (ranh giới giữa nền san hô và lòng biển có độ sâu rất chênh lệch nhau) rồi căng tay giữ xuồng lại, thắng lực đẩy của sóng, bảo vệ đoàn. Tất cả kết tay lại với nhau, siết chặt thành dây tay.
Tôi cảm nhận khi đó, cả óc, cả tim họ đều căng lên nhịp nhàng, chỉ cần lệch một tí là sóng đánh phăng xuồng đi, đoàn gặp nguy hiểm” - ông Hải kể. Những hình ảnh tỏa sáng tình đồng đội trong sóng gió ấy gây xúc động lớn trong tâm khảm vị chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân. Ông viết Cảm xúc An Bang ngay trong tối đó ở trên đảo:
Từng con sóng xô tung bờ cátNhư cuốn phăng chiếc xuồng nhỏ mong manhẤy muôn đời biển ngàn xưa vẫn vậyĐể thử lòng người lính thủy kiên trinhNhững bàn tay siết chặt những bàn tayNhững khối óc căng lên từng khối ócNhững trái tim rung lên cùng nhịp đậpBảo vệ đoàn thắng sóng cả bão dông.
“Những thứ tình cảm khi đã hóa thân thành sức mạnh thì lớn hơn trăm lần sức mạnh của những khẩu lệnh, mệnh lệnh khô khan, bắt buộc. Tôi có niềm tin lớn vào người lính của mình. Đến ngay cả điều quý giá nhất của con người là mạng sống mà họ còn sẵn sàng dâng hiến cho Tổ quốc thì còn điều gì là không thể?”, ông Hải tâm sự. Dành trọn niềm tin cho những con người nơi hải đảo xa xôi, thế nên, thấp thoáng trong mỗi bài thơ của ông đều lấp lánh niềm tin về người lính:
Tôi lặng ngắm con tàu, ngắm những người lính biểnLòng vững tin dù bão táp mưa dôngCó lệnh lên đường với tư thế tiến côngGiữ mãi bình yên cho biển trời Tổ quốc.
Đó là đoạn kết trong bài Khúc quân hành kỷ niệm. “Con người ở Trường Sa kiêu hãnh, vững vàng lắm…” - ông Đặng Minh Hải nói như một lời khẳng định đầy tự hào về đồng đội.
Với nhiệm vụ của mình, trong hàng chục năm qua, mỗi năm ông đều ra Trường Sa nhiều lần. Và ông đã ghi lại hình ảnh Trường Sa ngày nay với góc nhìn mới. Đó là một Trường Sa hiện đại hơn, vững chãi hơn, tình cảm hơn và vẫn luôn cảnh giác cao độ.
Bài thơ Trường Sa ngày mới đã đoạt giải xuất sắc trong cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về Trường Sa và DK1 do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân Việt Nam - đô đốc Nguyễn Văn Hiến tổ chức nhân chuyến thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa tháng 4-2012. Bài thơ này cũng được một nhạc sĩ trong chuyến tàu ra Trường Sa dịp ấy phổ nhạc và được nhiều chiến sĩ trên đảo rất yêu thích, đánh máy và in ra nhiều bản phát tặng cho khách đến Trường Sa.
...Quần đảo Trường Sa ngày nay đã khác xưaCác đảo nổi đảo chìm đâu còn khô cằn nữaKhông cồn cào ngóng từng cơn mưa đổĐiện sáng lung linh cây xanh ngát bốn mùaThế trận quốc phòng gắn kinh tế biển khơiPhòng thủ đảo vững vàng, môi trường xanh - sạch - đẹpCuộc sống chan hòa tình quân dân đoàn kếtCảnh giác, cảnh giác cao để gìn giữ hòa bình
....
Vinh quang thay dưới sao vàng cờ đỏChúng con xin dâng hiến quên mình vì Tổ quốc thân yêu.
(Trích Trường Sa ngày mới)
Đảo chan nắng gió rì ràoCùng nhau nếm vị mặn nồng trên môiLời yêu dào dạt trùng khơiHải âu quấn quýt mây trời thêm xanhMời em ra đảo cùng anhTrồng rau bắt cá chúng mình chăn nuôiTình em là đoá hoa tươiSân trường ríu rít tiếng cười trẻ thơ. (Trích Về quê hương mới nhé em) Bài thơ được viết từ câu chuyện cảm động trong chuyến tàu chở bạn đọc báo Tuổi Trẻ ra khánh thành công trình “Góp đá xây Trường Sa” (tháng 5-2012). Chuyến tàu đã biến ước mơ của cô kế toán Nguyễn Thị Mỹ (Hà Nội) thành sự thật: được gặp chồng (trung úy Phạm Quốc Huy - trợ lý hậu cần đảo Sinh Tồn) ở Trường Sa. Họ gặp nhau giữa mưa gió ào ạt. Chứng kiến giây phút trùng phùng đầy cảm xúc ấy và từ những điều đã được cảm nhận trên tàu, đại tá Đặng Minh Hải đã viết nên bài thơ tặng đôi vợ chồng trẻ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận