12/01/2018 10:37 GMT+7

Ngừa thoái hóa khớp gối đúng cách

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn.

Ngừa thoái hóa khớp gối đúng cách - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: thongtinyduoc.net

Thoái hóa khớp gối là bệnh gây tàn phế cho người cao tuổi cao thứ hai trên thế giới, với tỷ lệ tàn tật lên đến 25%. Tức là cứ 4 người mắc thoái hóa khớp gối thì 1 người hoàn toàn không thể đi lại. Hơn thế, biện pháp cuối cùng là thay khớp gối thì cũng chỉ giúp bệnh nhân đi lại được trong vòng 10-15 năm, sau đó khớp nhân tạo cần được thay mới với chi phí tăng lên gấp đôi.

Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn, từ đây sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm thiểu dịch khớp gối. Sụn khớp gối đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Khi thoái hóa khớp gối xảy ra, sụn khớp bị hao mòn dần tới mức chúng không thể che phủ toàn bộ đầu xương dẫn đến tình trạng cọ sát giữa xương đùi và xương chày gây đau đớn cho bệnh nhân.

Dấu hiệu lâm sàng

- Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, có thể đối xứng.

- Đau tăng khi vận động, lên xuống bậc thang, ngồi xổm, thay đổi thời tiết… Có thể có tiếng "lạo xạo" trong khớp gối, dấu hiệu "phá gỉ khớp".

- Khớp gối sưng to, có thể có nước nhưng hiếm khi có dấu hiệu viêm nặng (sưng nóng đỏ đau).

- Teo cơ ở mặt trước đùi do không vận động

Dấu hiệu X.quang

- Hẹp khe khớp gối

- Đặc xương dưới sụn

- Mọc thêm xương (gai xương) ở mặt và rìa khớp

- Dị vật trong hoặc quanh khớp

Giữ gìn duy trì chức năng vận động của khớp

- Tập vận động khớp và xương sống thường xuyên, tăng dần, vừa sức ở các tư thế khớp không mang trọng lượng của cơ thể (ngồi, nằm) để chống cứng khớp, chống teo cơ, chống biến dạng khớp, bảo vệ chức năng của khớp đồng thời chống sự phá hủy, bào mòn sụn khớp.

- Thực hiện chế độ "tiết kiệm" khớp, tránh đứng lâu, ngồi lâu một tư thế, tránh mang vác nặng, tránh tập quá mức, tránh thừa cân, có dụng cụ để giảm lực tì đè cho khớp gối (gậy chống, nạng, khung đi…)

- Điều trị ngoại khoa được áp dụng (khi cần) để sửa chữa các biến dạng của khớp, làm cứng khớp ở tư thế cơ năng, thay khớp nhân tạo để giải ép hoặc cắt bỏ những gai xương khi gai ở một số vị trí đặc biệt, chèn ép vào các bộ phận xung quanh (thần kinh hoặc tủy sống…).

- Nội soi khớp (để chẩn đoán và điều trị): chủ yếu được áp dụng ở khớp gối nhằm đánh giá trực tiếp các tổn thương của sụn khớp, bao hoạt dịch, các dây chằng. Bơm rửa ổ khớp, sửa chữa những tổn thương mặt khớp, cắt sụn chêm, tái tạo dây chằng…qua nội soi khớp

Phòng bệnh thoái hóa khớp gối

Mặc dù thoái hóa khớp là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, là một tất yếu của sự phát triển nhưng việc dự phòng vẫn rất quan trọng. Bởi dự phòng có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Để phòng bệnh thoái hóa khớp gối, cần chú ý những điều sau:

- Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hằng ngày, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tì đè bất hợp lý lên sụn khớp.

- Tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức (tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, tập dưỡng sinh…).

- Tránh các tác động quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.

- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống.

- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tránh dư cân. Đặc biệt bổ sung calci, phospho, vitamin D, C, nhóm B…vào khẩu phần ăn hàng ngày đối với người cao tuổi.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên