Đối với người trưởng thành, ngủ quá nhiều hoặc không ngủ đủ giấc đã được biết đều có mối liên quan đến bệnh béo phì và bệnh tiểu đường týp 2.
Nhưng ở trẻ em, việc ngủ nhiều hơn đã được chứng minh có mối liên hệ đến việc giảm nguy cơ bị béo phì nhưng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không thì từ trước đến nay chưa được làm rõ.
Để khám phá khả năng liên quan giữa giấc ngủ và bệnh tiểu đường ở trẻ em, các nhà khoa học đã nghiên cứu 4.525 trẻ em 9 - 10 tuổi tại trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ và Tim mạch trẻ em của Vương quốc Anh.
Các nghiên cứu viên đã xét nghiệm nhanh mẫu máu và các số đo về thể chất của các trẻ em tham gia nghiên cứu này. Đồng thời các em cũng được thống kê lại khoảng thời gian ngủ và thời gian đi bộ đến trường hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trẻ em ngủ được trung bình khoảng 10,5 giờ/đêm. Thời gian ngủ càng dài thì lượng insulin, mức kháng insulin (tình trạng insulin bị giảm mất hiệu quả tác dụng kiểm soát đường máu so với bình thường, là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường) và mức đường glucose của các em càng thấp. Lượng insulin có thể giảm thêm 3% cho mỗi giờ ngủ thêm.
Kết quả tương tự đối với tình trạng kháng insulin và thấp hơn một chút đối với lượng đường máu.
Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đó đã cho thấy trẻ em nếu ngủ được lâu hơn cũng sẽ giảm các nguy cơ bị béo phì - bao gồm các chỉ số về cân nặng, lượng mỡ thừa, độ dày nếp gấp da. Cứ mỗi giờ ngủ thêm sẽ giảm thêm được 0,19kg/m2 chỉ số cơ thể (BMI).
Sau khi khớp với các nguyên nhân gây béo phì, mối liên hệ ngược lại giữa giấc ngủ và các nguy cơ gây bệnh tiểu đường týp 2 cũng được xác định.
Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ cần tiến hành thêm các nghiên cứu để xác định nguyên nhân dẫn đến mối liên hệ giữa giấc ngủ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em. Các nghiên cứu cần thực hiện để xác định xem nguyên nhân tại sao việc ngủ ít lại làm tang nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.
Mức độ kháng insulin ở tuổi thơ sẽ còn ảnh hưởng đến những nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 trong giai đoạn hơn 10 năm sau đó. Mức độ ảnh hưởng có thể gia tăng theo độ tuổi tăng dần, các nhà khoa học cho biết. Vì vậy, việc giảm mức độ khoáng insulin ngay từ khi nhỏ tuổi sẽ có tác dụng giảm nguy cơ bị tiểu đường trong tương lại lâu dài của phần đời còn lại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận