Theo nghiên cứu mới đây của bác sĩ Ezimamaka Ajufo, Bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston (thuộc Trường Y Harvard), đăng trên Tạp chí của Trường Tim mạch học Hoa Kỳ, những công việc phải ngồi nhiều hơn 10,6 giờ/ngày có liên quan đến gia tăng nguy cơ rung nhĩ, suy tim, nhồi máu cơ tim và tử vong do tim mạch.
Nguy cơ dai dẳng ngay cả ở những cá nhân có mức độ hoạt động thể lực như khuyến cáo.
Các chuyên gia đã dùng các máy chuyên dụng để nghiên cứu mối tương quan giữa thói quen ngồi lâu và nguy cơ bệnh tim mạch tương lai ở 89.530 người trưởng thành trung niên và lớn tuổi hơn (tuổi trung bình: 62; 56% nữ) từ Ngân hàng Sinh học Vương quốc Anh (UK Biobank).
Những thành viên tham gia đã cung cấp dữ liệu ghi nhận cử động từ máy đo mang ở cổ tay trong suốt 7 ngày.
Kết quả từ máy được phân loại thành bốn nhóm: Lúc ngủ, ngồi lâu, vận động thể lực nhẹ, và vận động thể lực trung bình và mạnh.
Các thành viên được theo dõi trung bình trong 8 năm liên thông với hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia ở Anh, Scotland và Wales. Thời gian ngồi lâu trung bình là 9,4 giờ/ngày.
Trong quá trình theo dõi, 3.638 người (4,9%) bị rung nhĩ, 1.854 người (2,09%) phát hiện suy tim, 1.610 người (1,84%) nhồi máu cơ tim và 846 người (0,94%) tử vong do các nguyên nhân tim mạch.
Nguy cơ rung nhĩ và nhồi máu cơ tim gia tăng tỉ lệ thuận với thời gian ngồi lâu nhiều hơn, trên 10,6 giờ/ngày cho thấy gia tăng nguy cơ rung nhĩ 11%. Nguy cơ suy tim và tử vong do tim mạch ở nhóm ngồi lâu hơn 10,6 giờ/ngày gia tăng 45% và 62%.
Những người có mức hoạt động thể lực theo khuyến cáo mà ngồi lâu hơn 10,6 giờ/ngày vẫn bị nguy cơ tử vong do tim mạch cao hơn 33%. Nhưng nếu sử dụng 30 phút ngồi sang hoạt động khác giúp giảm nguy cơ suy tim 7% trong số những người đã ngồi lâu trên 10,6 giờ/ngày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận