Thứ 5, ngày 18 tháng 8 năm 2022
Nghiên cứu của Oxford: Chính trị gia ở phương Tây ngày càng sống thọ
TTO - Khoảng 100 năm trước, các chính trị gia có tuổi thọ tương tự với hầu hết mọi người, nhưng điều này đã thay đổi trong những thập kỷ gần đây, theo một nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ hàng chục nghìn chính trị gia ở 11 nước phương Tây.

Khoảng cách tuổi thọ giữa chính trị gia và người bình thường dần gia tăng từ sau năm 1950 - Ảnh: SHUTTERSTOCK
Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) được công bố trên tạp chí Dịch tễ học châu Âu ngày 23-6, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các chính trị gia có tỉ lệ tử vong tương tự phần đông dân số.
Tuy nhiên, sự chênh lệch tuổi thọ giữa chính trị gia và dân thường dần gia tăng ở nhiều quốc gia trong suốt thế kỷ 20. Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận này khi rà soát dữ liệu của hơn 57.500 chính trị gia trong giai đoạn 1816 - 2017 của 11 nước phương Tây, gồm Úc, Áo, Canada, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ.
Trong số các chính trị gia có tuổi thọ gia tăng, các chính trị gia nữ chiếm từ 3% (Pháp và Mỹ) đến 21% (Đức). Tỉ lệ nữ chính trị gia khác nhau là điều cần xem xét khi so sánh các quốc gia khác nhau vì thường phụ nữ sống lâu hơn nam giới.
Hiện tại, khoảng cách tuổi thọ trung bình giữa chính trị gia và người bình thường dao động từ khoảng 3 năm ở Thụy Sĩ đến 7 năm ở Mỹ. Trong khi đó, một người Ý bình thường có nguy cơ tử vong cao gấp 2,2 lần so với một chính trị gia ở cùng độ tuổi và giới tính, con số này ở New Zealand là 1,2 lần.
"Kết quả cho thấy lợi thế sinh tồn của các chính trị gia ngày nay rất cao so với nửa đầu thế kỷ 20", tiến sĩ Laurence Roope, đồng tác giả nghiên cứu tại Oxford, cho biết.
Có nhiều yếu tố dẫn tới kết quả này. Chẳng hạn, tỉ lệ hút thuốc trong nửa đầu thế kỷ 20 gia tăng hơn trước đó, nhưng dần giảm kể từ nửa sau thế kỷ 20.
Nghiên cứu của ĐH Oxford cho rằng tỉ lệ hút thuốc ở chính trị gia giảm nhanh hơn công chúng phần nào giải thích lý do khoảng cách tuổi thọ giữa chính trị gia và dân thường tăng lên ở nhiều quốc gia sau năm 1950 (nửa sau thế kỷ 20).
Một nguyên nhân khác có thể đến từ sức khỏe tim mạch. Các chính trị gia có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn những người khác, nhưng bệnh tim mạch đã được điều trị dễ dàng hơn kể từ khi thuốc hạ huyết áp được phổ biến rộng rãi vào những năm 1960.
Một yếu tố lớn khác - và có lẽ rõ ràng nhất - là sự giàu có và bất bình đẳng kinh tế. Các chính trị gia có thu nhập cao hơn đáng kể so với phần đông dân số, mang lại lợi thế rõ ràng về tuổi thọ và sức khỏe.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố này không quá nổi bật như thời kỳ đầu. Họ chỉ ra bất bình đẳng bắt đầu gia tăng vào những năm 1980, song sự khác biệt về tuổi thọ đã gia tăng từ nhiều thập kỷ trước đó.
-
TTO - Chiều 17-8, TP.HCM tổ chức họp báo công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường. Qua đó, các cá nhân và tổ chức có thể truy cập vào để xem các dữ liệu cần thiết như: dữ liệu bản đồ nền địa lý TP, quy hoạch sử dụng đất...
-
TTO - Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra cáo trạng truy tố Trần Thanh Hải, 34 tuổi, về các tội “giết người”, “hủy hoại tài sản”. Nguyên nhân sâu xa của vụ án là bởi tranh chấp đất, nguyên nhân trực tiếp là từ chuyện đòi lại chiếc áo.
-
TTO - Trong khi tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc đã sử dụng thu phí không dừng - ETC thì các trạm trên quốc lộ 51 vẫn sử dụng thủ công. Vì sao có chuyện này?
-
TTO - Đối với việc phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình bị kỷ luật cảnh cáo nhưng vẫn làm phó Ban chỉ đạo của tỉnh, ông Nguyễn Thái Học nói sẽ xem lại quyết định, rà lại vi phạm và đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh Ninh Bình giải trình cụ thể.
-
TTO - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.373.276 ca COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.656 ca).
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận