Hà Nội: Tai nạn tàu hỏa 9 người chếtKhởi tố, tạm giữ hình sự lái xe gây tai nạn làm 9 người chết
![]() |
Đường 32 đoạn qua Kiều Mai, Phú Diễn, Từ Liêm (Hà Nội) từ nhiều năm nay đã trở thành điểm nóng về tình hình trật tự an toàn giao thông. Việc thi công chậm trễ khiến cung đường này thường xuyên bị ách tắc. Điểm cầu vượt đường sắt cũ, cứ buổi sáng từ 6g và chiều từ 17g, tình hình trật tự giao thông hết sức hỗn loạn. Có rất nhiều người bất chấp nguy hiểm cố tình cho xe máy qua đường ray. Do thanh ray quá cao, nhiều người bị kẹt lại đường ray, nếu tàu hỏa chạy qua lúc này thì không biết hậu quả sẽ như thế nào. |
Việc tàu hỏa đâm ôtô, môtô trước hết là sự bất cẩn của người tham gia giao thông. Tại sao một chiếc tàu hỏa to dài và chạy đến ầm ầm như thế mà vẫn bị đụng? Không thể nói là khuất tầm nhìn, không thấy không biết mà là do sự thiếu ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia.
Khoan hãy nói đến việc có rào chắn, tín hiệu đèn báo chuông tự động... mà hãy nói đến sự coi thường tính mạng của bản thân và những người khác mà mình vận chuyển. Tính mạng của mình mà mình không yêu quý thương tiếc thì còn ai thương cho mình? Rất tiếc vụ này còn phải điều tra, nhưng tài xế đó đã coi thường tính mạng mình và của những người khác.
Thói quen tranh thủ
Người dân VN vốn có thói quen tranh thủ, tranh thủ 1cm trên đường đi, tranh thủ phóng nhanh vượt ẩu để tiết kiệm vài giây, rồi con nít học tập người lớn ở tính tranh thủ này nên mới xảy ra nhiều chuyện chết chóc. Nếu như tài xế không tranh thủ nghe điện thoại trong lúc lái xe mà chờ khi nào đến nơi nghỉ rồi gọi điện lại thì sự việc đâu thế này.
Cần có chế tài nghiêm khắc với tài xế
Đã đến lúc không còn cấp để báo động về mức độ tai nạn giao thông. Thật khủng khiếp, xe khách, xe tải, xe máy... đua nhau chạy, thức chạy, ngủ chạy, vừa chạy vừa nghe điện thoại... bất chấp luật lệ giao thông và hậu quả xảy ra.
Vào thời điểm này năm ngoái, một đồng nghiệp của tôi công tác tại Đài truyền hình VN tổ chức đám cưới cho người thân tại Hà Nội trên đường về cũng bị tai nạn thảm khốc mấy người chết. Tôi cũng là nạn nhân có vợ mất vì tai nạn giao thông, tôi thấu hiểu nỗi đau và xin chia sẻ cùng gia đình người bị hại.
Nhà nước cần gấp rút có những giải pháp đồng bộ hơn nữa để hạn chế gia tăng tai nạn giao thông. Có chế tài mạnh tay phạt những ai vi phạm an toàn giao thông. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, nếu để xảy ra tai nạn mức nhẹ thì phạt nặng, mức độ nghiêm trọng thì tịch thu phương tiện, phạt thật nặng, đồng thời cấm hành nghề loại hình này.
Để khắc phục những tổn thất khi hậu quả xảy ra mà hiện nay luật của ta quy định chưa đủ răn đe giáo dục, cần có quy định chặt chẽ hơn. Chủ phương tiện phải là người bỏ tiền ra đền bù một lần các khoản mai táng, bù đắp tinh thần cho thân nhân, cấp dưỡng nuôi con (nếu có)...
Quy định của luật pháp hiện nay chỉ dồn trách nhiệm về lái xe, mà lái xe là người làm công ăn lương, lấy đâu ra tiền đền bù. Nhiều vụ án tòa tuyên rồi sau đó chìm xuồng hàng năm trời, thân nhân người bị hại lâm vào cảnh khốn cùng, không nơi nương tựa, xã hội lại thêm một gánh nặng, gia đình họ bỗng nhiên tan nát.
Còn chủ doanh nghiệp họ chẳng mất gì, vô can, tài sản hư hỏng đã có bảo hiểm, người chết có bảo hiểm đền bù, họ vẫn tiếp tục làm ăn.
Người đi xe có quyền buộc tài xế dừng xe
Thật đau lòng khi chúng ta lại phải chứng kiến những cái chết thương tâm vì tai nạn giao thông. Những tài xế gây ra các tai nạn này thật vô lương tâm, vô trách nhiệm. Đạo đức nghề nghiệp của họ có lẽ chưa bao giờ được nhắc đến.
Tôi nghĩ chúng ta cần có biện pháp, quy định nghiêm ngặt hơn nữa với nghề lái xe khách hay xe tải.
Trong trường hợp đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nếu người điều khiển có biểu hiện buồn ngủ, cầm điện thoại nói chuyện, đi vào khu vực gây nguy hiểm như đường tàu, cầu yếu hay một số hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của hành khách thì hành khách có quyền bắt buộc tài xế dừng xe lại.
Sau đó thương lượng và yêu cầu đổi hướng giao thông, nếu không đồng ý thì bồi thường hợp đồng và phải yêu cầu một xe khác vận chuyển thay thế để tránh gây nguy hiểm cho hành khách.
Như vậy chúng ta mới bớt chứng kiến những cảnh tượng đau lòng như thế này.
Ban hành ngay quy tắc đạo đức cho người lái xe Trong chương trình đào tạo lái xe, phần lý thuyết có một chuyên đề liên quan đến đạo đức người lái xe, trong đó có chỉ dẫn một số quy tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp này. Tuy nhiên, theo tôi được biết việc dạy chuyên đề này chỉ qua loa, chiếu lệ. Hầu như những người học lái xe đều coi thường và ít đi học lý thuyết mà chỉ quan tâm tới việc làm sao biết vận hành xe. Đặc biệt với những người học để làm nghề tài xế chuyên nghiệp thì trình độ học vấn thường không cao nên ngại học các chuyên đề lý thuyết này. Cần xem lại ngay việc dạy các chuyên đề đạo đức cho người lái xe, coi đó là yêu cầu bắt buộc cho việc cấp chứng chỉ hành nghề tài xế chuyên nghiệp. Cần nghiên cứu và ban hành ngay bộ quy tắc đạo đức người lái xe giống như các bộ quy tắc đạo đức của một số ngành nghề có ảnh hưởng đến xã hội. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận