Nhìn lại nhu cầu biểu tượng: Sẵn sàng trả giá hàng trăm triệu
![]() |
Tượng điêu khắc hình voi, một biểu tượng văn hóa tại Ấn Độ - Ảnh: Flickr |
(Dẫn theo Victor Turner - Biểu tượng trong nghi lễ của người Ndembu - Nhân học tôn giáo Tr 242, NXB Đà Nẵng). Biểu tượng vừa là một hình ảnh tượng trưng vừa thể hiện mối quan hệ của tâm lý với cái tồn tại mà nó biểu hiện.
Vì vậy, nó có khả năng tác động lên tinh thần của con người, gây ra xúc cảm cho người chiêm ngưỡng. Trong cuộc sống của chúng ta, dù ít hay nhiều luôn gắn liền với các biểu tượng. Nó có thể là quốc kỳ, cột mốc biên giới, hoa sen, thập tự giá...
Các nhà nhân học nghiên cứu về biểu tượng cho rằng biểu tượng cần được tìm hiểu và giải mã ý nghĩa của nó. Theo quan điểm của ngành nhân học diễn giải (Interpretive Anthropology), một biểu tượng phải được lý giải và thông hiểu để tìm ra ý nghĩa của nó trong một khung cảnh xã hội nhất định.
Chúng ta chỉ có thể hiểu một biểu tượng khi đặt nó trong bối cảnh xã hội nó được sinh ra và trong mối liên hệ thế giới quan của tộc người sáng tạo ra nó. Và nó được hiểu rõ nhất thông qua diễn giải của người trong cuộc gán cho nó.
Trong những nền văn hóa khác nhau thì biểu tượng có ý nghĩa khác nhau. Việc "nhập nhèm văn hóa" trong các bức tượng điêu khắc, kiến trúc theo kiểu "không Tây, không Tàu, không Việt Nam" thật khó chấp nhận.
Người sử dụng biểu tượng không hiểu ý nghĩa khiến cho biểu tượng được sử dụng lệch bối cảnh dẫn đến việc sư tử đá dùng để canh lăng mộ lại được biến tấu ý nghĩa trờ thành linh vật tượng trưng cho sự thành đạt (Tuổi Trẻ, số 326). Đây không phải là một sự hiểu lầm, mà là một cách hiểu sai không được đính chính dần trở thành đúng trong tâm thức cộng đồng.
Tượng nhân sư (Sphinx) đặt trước một trung tâm mua sắm là một sự học đòi về văn hóa. Nó là yếu tố ngoại lai, không có ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam. Thiết nghĩ nó chỉ có thể gây cảm giác lạ hoặc tệ hơn là gây phản cảm cho người xem.
Sự "ham thanh chuộng lạ" - theo cách nói của TS Trần Lâm Biền - được thể hiện ở những nơi linh thiêng, nghiêm minh càng làm lộ rõ nhận thức thiển cận của một vài người làm văn hóa.
Bên cạnh đó, bản thân một số nhà điêu khắc cũng thiếu sự hiểu biết, thế thì làm sao "thổi hồn" cho tác phẩm của mình. Một bức tượng sai về kích thước, tỉ lệ, quy cách sao có thể gây xúc cảm? Nếu nhà điêu khắc cứ theo yêu cầu của khách mà "làm bừa" thì liệu những tác phẩm đúng chuẩn còn có cơ hội được ra đời.
Nhu cầu biểu tượng ngày càng tăng mà người sử dụng và người sáng tác thiếu kiến thức thì những cái sai sẽ có khả năng lan tràn. Nhất là yêu cầu của khách hàng về tính đặc trưng, độc nhất có thể gây ra những sự sáng tạo sa đà.
Mong rằng những nhà làm văn hóa sẽ có nhiều tiếng nói phê phán mạnh mẽ những sai trái này. Ngày nay, thế giới có xu hướng tìm về văn hóa dân tộc để khẳng định nét đặc trưng của mình. Chúng ta tự hào văn hóa Việt Nam đa dạng, đặc sắc, sao lại không tìm hiểu và ứng dụng nó vào cuộc sống?
Đưa tri thức văn hóa vào biểu tượng sẽ tạo được sự đồng cảm cho người chiêm ngưỡng, và có thể tạo nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận