Thứ 6, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Ngày 23-5-2021: Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp
TTO - Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết quyết định ngày bầu cử toàn quốc để bầu đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu bầu ĐBQH Khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 - Ảnh: VIỆT DŨNG
Chiều nay 17-11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, Quốc hội quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là Chủ nhật, ngày 23-5-2021.
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, Chính phủ, Úy ban Trung ương Mặt trận Tố quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này" - Nghị quyết nêu rõ.
Tại kỳ họp trước, Quốc hội đã bầu Hội đồng bầu cử quốc gia do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Hội đồng bầu cử, các phó chủ tịch gồm: Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch MTTQ VN Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ Online trước kỳ họp này về những điểm mới của kỳ bầu cử tới, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho biết là số lượng ĐBQH được giữ nguyên là 500, nhưng tỉ lệ ĐBQH chuyên trách được luật quy định tối thiểu 40% (tăng 5% so với trước), tức là Quốc hội sẽ có ít nhất 200 đại biểu chuyên trách. Luật cũng đã quy định rõ là ĐBQH có một quốc tịch là quốc tịch VN.
Đối với đại biểu HĐND, Luật đã quy định theo hướng giảm từ 5-10% số đại biểu so với hiện nay. Do đó, trong công tác chuẩn bị nhân sự phải đảm bảo yêu cầu lấy chất lượng bù số lượng, phải chọn được những ứng cử viên ưu tú, nhiệt huyết nhất để đảm bảo quyền đại diện của cử tri không bị ảnh hưởng, trong đó cần chú trọng đến chất lượng đại biểu HĐND chuyên trách.
"Trong trường hợp phải lựa chọn, thì không thể vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, chất lượng người ứng cử" - ông Túy nói.
-
TTO - Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, đang bị đổ lỗi là trở ngại lớn khiến Liên Hiệp Quốc không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar.
-
TTO - Khi TP.HCM lên tiếng sẽ dẹp loạn karaoke tự phát, An Giang trước mắt dẹp karaoke lưu động chống dịch, một số tỉnh thành nói đã 'nghiêm' lâu nay - bạn đọc khắp nơi 'tranh thủ' phản ánh 'nỗi khổ này là nỗi khổ toàn quốc'.
-
TTO - Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc ngày 4-3 cho biết đại sứ mới được bổ nhiệm của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc đã từ chức và xác nhận người tiền nhiệm Kyaw Moe Tun - bị chính quyền quân sự sa thải - sẽ tiếp tục đại diện cho đất nước này.
-
TTO - Không chỉ những đôi giày, túi xách hàng hiệu có giá vài trăm nghìn đồng mà ngay những sản phẩm thông thường cũng bị làm nhái, giả và được bán công khai trên sàn thương mại điện tử, chợ mạng.
-
TTO - Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh của ông Võ Hoàng Yên chỉ hoạt động hơn một năm thì bỏ hoang. Hiện cơ sở vật chất trong trung tâm này đã xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục hư hỏng, nhếch nhác.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận