Đặc thù ngành Xã hội học là hơn một nửa kiến thức có liên quan đến những vấn đề trong đời sống xã hội (Nguồn: Internet)
Có nên học ngành xã hội học không?
Có nên học ngành xã hội học không ở thời đại mà công nghệ chiếm ưu thế như hiện nay?
Với đặc thù là nhóm ngành học mà hơn một nửa kiến thức có liên quan đến những vấn đề trong đời sống xã hội, sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có được kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực trong ngành Xã hội học, nắm vững những kỹ thuật và kiến thức thực tế để có thể đưa ra phương án giải quyết cho các công việc phức tạp; tích lũy kiến thức nền tảng để tham gia phân tích các vấn đề xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn để xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.
Có thể thấy rõ, dù ở thời đại 4.0, ngành xã hội học vẫn chiếm một vị trí quan trọng và có nhu cầu tuyển dụng phong phú và mức lương hấp dẫn. Do đó, nếu bạn là người thuộc tuýp người năng động, thích giao tiếp thì có thể định hướng theo đuổi nhóm ngành này.
Ở thời đại 4.0 thì ngành Xã hội học vẫn chiếm một vị trí quan trọng (Nguồn: Internet)
Các trường đào tạo ngành xã hội học uy tín
Ngành xã hội học học trường nào? Với sự phát triển của ngành xã hội học kèm theo nhu cầu tuyển dụng cao, đã có rất nhiều trường đại học ở nước ta có chương trình giảng dạy và đào tạo bộ môn này.
Dù vậy, để đảm bảo nhận được sự giáo dục chất lượng và uy tín, đảm bảo đầu ra thì bạn nên lựa chọn các ngôi trường có độ nhận diện tốt như bên dưới đây:
Khu vực miền Bắc:
- ● Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- ● Đại học Công đoàn
- ● Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- ● Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Khu vực miền Trung:
- ● Đại học Hồng Đức
- ● Đại học Khoa học - Đại học Huế
- ● Đại học Đà Lạt
Khu vực miền Nam:
- ● Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM
- ● Đại học Mở TP.HCM
- ● Đại học Văn Hiến
- ● Đại học Tôn Đức Thắng
- ● Đại học Cần Thơ
- ● Đại học Bình Dương
Lựa chọn môi trường đào tạo chất lượng để được đào tạo chuyên sâu về ngành xã hội học
Tố chất cần có khi học ngành xã hội học
Ngành xã hội học là nhóm ngành có tính chất đặc thù, liên kết mật thiết với các vấn đề ngoài xã hội. Do đó, nếu xác định theo học nhóm ngành này, bạn cần rèn luyện các tố chất như sau ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường:
● Tư duy phản biện: Đây là tố chất hàng đầu và cần có khi bạn theo học ngành xã hội học. Tư duy phản biện thường biểu hiện thông qua một vài kỹ năng như xác định được các giả định, đánh giá thông tin cũng như biết cách đặt câu hỏi cho vấn đề.
● Tinh thần cởi mở: Cởi mở và không phán xét đều là những yếu tố cần rèn luyện để theo học ngành Xã hội học. Khi sở hữu tố chất này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi những vấn đề liên quan con người và các nền văn hóa khác với hiểu biết của bạn.
● Giao tiếp tốt: Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong các chức vụ việc làm của ngành Xã hội học. Trên thực tế, các nhà xã hội học thường tiến hành nghiên cứu, phân tích và viết báo cáo về những phát hiện của họ cho nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, kỹ năng này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc trình bày, đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.
● Sự đồng cảm: Đồng cảm là khả năng thấu hiểu cũng như biết cách kết nối những trải nghiệm, cảm xúc của người khác. Khi sở hữu sự đồng cảm trong tâm hồn, bạn sẽ dễ dàng hiểu rõ được tính phức tạp của các mối quan hệ ngoài xã hội cũng như những tương tác xã hội.
● Tính khách quan: Với tố chất này, bạn sẽ luôn giữ trạng thái công bằng, không để niềm tin hoặc cái tôi cá nhân lấn át và chi phối công việc của mình.
● Sáng tạo: Tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là nhân tố cần thiết. Những đổi mới về góc nhìn và tư duy giúp bạn nghiên cứu sâu sắc và tìm hiểu về các vấn đề trong ngành xã hội theo một cách thú vị, mới mẻ hơn. Từ đó, bạn có thể phát hiện ra những đột phá mới.
Tư duy phản biện là tố chất cần có khi học ngành xã hội học
Trên đây là các thông tin xoay quanh về nhóm ngành xã hội học. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến ngành Xã hội học để có kế hoạch cho công việc trong mơ cho tương lai và định hướng phát triển phù hợp với năng lực.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu muốn tìm kiếm những mẫu CV đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, truy cập ngay CVHay để tham khảo cách thiết kế CV sao cho độc đáo, nâng cao cơ hội trúng tuyển công việc mong muốn.
Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như tìm kiếm các tin tuyển dụng chất lượng khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận