Chủ nhật, ngày 22 tháng 5 năm 2022
Ngành Việt Nam học dần có sức hút mạnh mẽ với sinh viên và nhà khoa học quốc tế
TTO - Sáng 18-12, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế 'Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt lần thứ 5'. Đây là lần đầu tiên sự kiện diễn ra bằng hình thức trực tuyến.

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), chia sẻ tại hội thảo sáng 18-12 - Ảnh: Chụp màn hình
Hội thảo có sự góp mặt của 250 nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong và ngoài nước thuộc chuyên ngành Việt Nam học và các chuyên ngành liên quan như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Trong hai ngày 18 và 19-12, hội thảo thảo luận về những vấn đề Việt ngữ học, Việt Nam học ở trong nước và các nước trên thế giới, dạy tiếng Việt online thời COVID-19, nghiên cứu Việt Nam trên nhiều khía cạnh như lịch sử, văn hóa…
Nhiều công trình mới về quá trình phát triển tiếng Việt, lịch sử, văn hóa cũng lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam.
Có thể kể đến như báo cáo "Quá trình biến đổi hệ thống vần trong phương ngữ Nam Bộ từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 qua cứ liệu Nôm" của GS Shimizu Masaaki (Đại học Osaka, Nhật), hay báo cáo "Những đóng góp của Khái Hưng trong quá trình hoàn thiện chữ Quốc ngữ" của bà Tanaka Aki - người nổi tiếng dành nhiều thời gian nghiên cứu về nhóm Tự lực văn đoàn…
PGS.TS Ngô Thị Phương Lan - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ hiện nay với vị thế ngày càng được nâng cao trên thế giới, Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng của bạn bè quốc tế đến học tập, nghiên cứu và làm việc.
Do vậy, ngành Việt Nam học dần có sức hút mạnh mẽ với sinh viên và các nhà khoa học quốc tế. Trên cả nước hiện cũng có rất nhiều trường đại học đang đào tạo ngành này, hằng năm thu hút rất nhiều sinh viên theo học.
Trong đó, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) luôn là điểm đến của hàng ngàn sinh viên, nghiên cứu sinh quốc tế đến để học tập và tìm hiểu về Việt Nam.
Việc giảng dạy Việt Nam học không chỉ gói gọn ở phạm vi trong nước. PGS.TS Lê Giang, nguyên trưởng khoa Việt Nam học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), chia sẻ trên thế giới, những trường đại học có giảng dạy ngành Việt Nam học không chỉ ở những khu vực "truyền thống" trước nay như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật.
Nhiều trường ở châu Âu hay Mỹ Latin… cũng đã bắt đầu có những chương trình giảng dạy về Việt Nam học.
-
TTO - Trước chiến thắng ngoạn mục của U23 Việt Nam trước U23 Thái Lan, cổ động viên cả nước bùng nổ chúc mừng U23 Việt Nam, nhà vô địch bóng đá nam tại SEA Games 31. Tuổi Trẻ Online sẽ trực tiếp không khí tại Mỹ Đình, Hồ Gươm, phố đi bộ Nguyễn Huệ.
-
TTO - Đêm nay, chắc cả triệu người mất ngủ. Đêm mưa ấm áp khi đội tuyển U23 Việt Nam đã bảo vệ thành công huy chương vàng SEA Games. Cả nước tưng bừng. Chiến thắng lộng lẫy. Tuổi Trẻ Online cập nhật.
-
TTO - Tối 22-5, tuyển U23 Việt Nam đã đánh bại Thái Lan 1-0 ở trận chung kết để đoạt HCV môn bóng đá nam SEA Games 31.
-
TTO - Phút 83, từ quả tạt bóng của Tuấn Tài, Mạnh Dũng bật cao đánh đầu đưa bóng vào góc xa khung thành, đánh bại thủ môn Kawin, ghi bàn mở tỉ số.
-
TTO - Sau khi đoạt HCV môn bóng đá nam vào tối 22-5, đoàn thể thao Việt Nam đã có tổng cộng 204 HCV ở SEA Games 31.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận