Phóng to |
Thúy Trang (giữa), tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh ĐH Công nghệ Sài Gòn, tìm việc tại sàn giao dịch việc làm 2014 do Trung tâm Hướng nghiệp và giới thiệu việc làm thanh niên TP.HCM (Thành đoàn TP.HCM) tổ chức - Ảnh tư liệu |
TTO trích đăng:
* Trường học mở vô tội vạ
+ Một đất nước mà trường đại học mọc lên vô tội vạ, nhà nước buông lỏng quản lý, không có khả năng quy hoạch. Thêm vào đó, người dân lại háo danh, cố cho con mình vào đại học để giải quyết "khâu oai" và "bệnh sĩ" thì cử nhân không tìm được việc đúng ngành nghề là điều tất yếu.
Ngô Ngọc Thắng (toanthangbptv@...)
+ Định hướng phát triển giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp không phải trật hướng mà là lạc lối. Xã hội chỉ cần 20% cử nhân và 80% công nhân kỹ thuật, còn chúng ta đã làm ngược lại tỉ lệ trên - nghĩa là có 80% cử nhân và 20% công nhân. Hậu quả là lãng phí thời gian, tiền của, công sức.
Có cơ quan nào đã thống kê xem tình trạng đó dẫn đến lãng phí (quy bằng tiền) là bao nhiêu chưa?
* Bằng cấp không bằng... quen biết Tôi có anh bạn làm công tác tổ chức cán bộ, sếp yêu cầu anh ấy kiếm cho 1 người giỏi công nghệ thông tin để vào làm việc cho cơ quan. Tôi giới thiệu con người bạn là kỹ sư tin học, từng làm phó bí thư đoàn trường đại học, có thêm bằng ngân hàng, có bằng sư phạm, bằng B ngoại ngữ... nhưng khi trình cho sếp thì sếp không nhận mà lại nhận 1 em cao đẳng trường nghề vốn là con một người quen sếp... Tôi nghĩ thời buổi này đúng ngành nghề cũng chưa chắc xin được việc là vì thế. Tố Hồng (honghnd@...) |
Những thanh niên đó khi khả năng của họ chỉ phù hợp bậc trung học chuyên nghiệp và làm công nhân, thì chúng ta đã mở toang cửa để họ dễ dàng có cái bằng cử nhân (có bằng thôi chứ chưa có gì dám chắc có trình độ cử nhân).
Và họ luôn nghĩ mình là cử nhân thì phải làm trí thức, không thể lao động chân tay được. Thất vọng vì không xin được việc đúng với bằng cấp được đào tạo đã biến họ thành kẻ chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống và buông xuôi… hệ lụy kể đến bao giờ cho hết.
Bùi Vĩnh (vinh67@...)
+ Đề nghị xem lại đầu vào, đầu ra, chất lượng đào tạo của các trường như thế này. Không phải cứ có tấm bằng đại học của bất kỳ̀ trường nào là cũng có thể được xã hội chấp nhận. Từ đó người học cũng nên tỉnh táo khi chọn trường, chọn nghề.
Vinh (claba1969@...)
+ Đi vùng quê nào, người dân cũng muốn cho con học ĐH, làm cử nhân, kỹ sư. Hiếm có gia đình nào định hướng cho con làm công nhân. Họ cứ nghĩ bằng cấp càng cao càng tốt, là sẽ có tất cả mà quên mất rằng thực tế cần kỹ năng tay nghề. Điều này thì học ĐH rất ít được rèn luyện. Định hướng nghề nghiệp đang đi sai mục tiêu và những em SV này cũng là 1 phần hậu quả.
Hoàng Dũng (dungthd261@...)
+ Có nhiều ngành học mà nghe tên chẳng biết tốt nghiệp sẽ làm gì và có những ngành học thị trường lại cần rất ít như quản lý đô thị, quản trị doanh nghiệp... Lấy đâu ra lắm doanh nghiệp và đô thị để mà quản lý.
Một điều nữa là nước mình hiện giờ hình như những người tốt nghiệp đại học còn muốn nhiều hơn người tốt nghiệp trường nghề thì phải. Thợ thì phần lớn không được đào tạo, thầy lại quá nhiều, thiếu thợ thì thầy quản lý ai đây.
Thành Nhân (x9r33np34c3x@...)
+ Vấn đề thừa thầy thiếu thợ lành nghề này đã được xã hội và các nhà trí thức có tâm huyết báo động từ lâu. Sẽ khó khắc phục được nếu việc "phổ cập đại học" vẫn tồn tại như hiện nay. Tuy nhiên tôi muốn bàn đến vấn đề khác: tại sao nhiều người trẻ được đào tạo bị thất nghiệp như vậy mà Bộ LĐ-TB&XH lại đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu để "bảo vệ" quỹ hưu? Trong khi nợ công của nước ta đã đến mức báo động mà 1 cán bộ nhân viên kéo dài tuổi hưu, lương thấp nhất cũng trên 13 triệu đồng/tháng? Còn lương 1 nhân viên trình độ đại học có mức sơ khởi là 2,8 triệu/ tháng. Có nghịch lý không?
(danphuongnguyen9@...)
* Bằng cấp không đồng nghĩa với năng lực
+ Hằng năm cứ đến mùa tuyển sinh là "phát sốt", đại học công lập, rồi đại học bán công, rồi đại học tư thục, rồi đại học tại chức, đại học cộng đồng, đại học chuyên tu, rồi cao đẳng, rồi trung cấp nghề... ra bao nhiêu anh chị cử nhân và... mém cử nhân.
Tôi là trưởng một văn phòng luật sư, nhưng khi tuyển dụng, thật tình khoảng 10 em đến phỏng vấn, khi kiểm tra trình độ thì có khi không có em nào đạt đủ điều kiện. Riết rồi tôi chỉ đặt ra tiêu chí thôi thì có bằng cũng được hoặc lớp 12 cũng được... Cực đoan quá...
Nhưng hình như những người tôi phỏng vấn thì không có em nào đạt tấm bằng cử nhân loại khá cả. Họ đâu hết rồi nhỉ hay là họ đã có việc làm rồi.
Tôi mong rằng các bạn nên đặt ra tiêu chí cho cuộc đời mình, học đến đâu và học để làm gì, học như thế nào. Chứ hiện giờ tôi và một số người bạn làm nhân sự các công ty lớn mà tôi quen biết, họ không bao giờ tuyển dụng nhân viên dựa vào bằng cấp cả. Tôi và họ cũng đâu cần bạn có kinh nghiệm đối với việc làm, vì chúng tôi biết các bạn mới ra trường, nhưng với những kiến thức khi bạn ngồi trên giảng đường còn không nhớ được thì làm sao đi làm.
Nguyễn Tuấn Lộc (hoanglongluat@...)
+ Xin các bạn hãy nhìn lại bản thân là mình có trình độ cử nhân hay là có bằng cử nhân, mình có cái người ta cần hay không? Thực ra đi làm công ty lương sẽ thấp hơn làm dịch vụ, một số bạn thích làm việc nhẹ lương cao nên đi làm ngoài là chuyện bình thường.
Nam Truong H (hoainamtruongute@...)
+ Bằng cử nhân là cái gì? Tôi biết nhiều bạn đã rất cố gắng để ăn học, nhưng rất tiếc phải nói với các bạn rằng tấm bằng cử nhân của các bạn không có mấy giá trị khi đi xin việc làm.
Mong các bạn không vì thế mà nản chí. Càng trui rèn càng vững chắc, càng có kinh nghiệm. Có như thế sẽ giúp mình tồn tại trong cuộc sống khắc nghiệt này. Kiến Càng (ledungbm@...) |
Với tư cách là một người đã và đang tuyển dụng nhân viên, tôi cho rằng những thứ "được coi tầm thường" sau đây mới có giá trị khi đi xin việc làm:
1. Kỹ năng ngoại ngữ, tiếng Anh hoặc tiếng Hoa... (kỹ năng, nghĩa là nghe nói được, không phải bằng cấp)
2. Kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi (rất tiếc, tôi thấy không có trường đại học hay cao đẳng nào dạy điều này, nếu có thì cũng không xài được)
3. Khả năng tư duy giải quyết vấn đề: nhiều bạn cử nhân kiến thức rất tốt, khốn nỗi là không biết dùng vì khả năng tự tư duy không có, không thể vận dụng những gì mình đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
4. Khả năng tự học hỏi từ người khác và làm việc một cách bài bản, ngăn nắp và chu đáo: cái này cũng chẳng có trường nào dạy, một số rất ít bạn có kỹ năng này nhờ vào giáo dục của gia đình và tính cách cá nhân tốt.
(bizchemvn@...)
+ Thị trường lao động không chấp nhận những người có bằng cấp cao nhưng trình độ chuyên môn thấp kém, yếu kỹ năng nghề nghiệp. Cử nhân phải ngậm ngùi... là do chất lượng đào tạo của các trường ĐH không đáp ứng được với yêu cầu của thị trường lao động.
Thanh Hà (thanhha.thaihoa@...)
TTO tổng hợp
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận