31/12/2019 14:31 GMT+7

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Nhà thờ Thủ Thiêm, Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và 3 công trình của TP.HCM vừa được trao bằng công nhận di tích cấp thành phố vào sáng 31-12, ngay trước thềm năm mới 2020.

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân (trái) trao bằng công nhận di tích cấp thành phố cho đại diện Nhà thờ Thủ Thiêm - Ảnh: L.ĐIỀN

Cả Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm đều được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Cùng với hai di tích mới ở Thủ Thiêm vốn là tâm điểm chú ý của dư luận cả nước lâu nay về giá trị di sản, đợt này còn có ba di tích mới được công nhận là: Trường trung học cơ sở Võ Trường Toản, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Lăng Võ Tánh.

Phát biểu tại buổi lễ trao bằng di tích, ông Lê Thanh Liêm - phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM - cho biết các công trình vừa được công nhận đều xứng đáng và là di sản có giá trị văn hóa của thành phố. Với 5 di tích mới được công nhận, toàn thành phố hiện đã có 177 di tích.

Trường THCS Võ Trường Toản được thành lập từ năm 1975 trên cơ sở trường trung học Võ Trường Toản được thành lập từ năm 1955, khuôn viên trường vốn là một phần của trường D’Adran do các giáo sĩ thừa sai Pháp thành lập trước 1860.

Khu nhà cổ của trường nay vẫn còn lưu giữ được kiểu dáng kiến trúc và trang trí của một ngôi trường cổ: cầu thang gỗ, hệ thống sơn và các mảng trang trí trên ô tường, trên các cửa, bậu cửa sổ... được xem là nét giá trị của công trình.

Lăng Võ Tánh (19 Hồ Văn Huê, P9, Phú Nhuận) gồm đền thờ và mộ được đánh giá mang đặc trưng kiến trúc mộ cổ vùng Nam Bộ gồm: bình phong tiền, tường bao, bệ thờ, bình phong hậu, cột trụ hình chữ kim...

Lăng Võ Tánh, trường Võ Trường Toản và Trường Trần Đại Nghĩa cũng được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật của thành phố.

Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa vốn là trường La San Taberd do Linh mục Henri de Kerlan lập từ năm 1874. Sau 1975 là Trường trung học Sư phạm TP.HCM với nhiệm vụ đào tạo giáo viên tiểu học cho thành phố.

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 3.

Khu Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm có lịch sử hơn 150 năm vừa được công nhận di tích cấp thành phố. Nhà thờ Thủ Thiêm gắn liền với họ đạo Thủ Thiêm, vốn được các thừa sai người Pháp xây dựng tại bờ đông sông Sài Gòn từ năm 1859 - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 4.

Ngôi thánh đường đầu tiên của họ đạo Thủ Thiêm được xây dựng và khánh thành năm 1865, kiến trúc thiết kế theo hình thánh giá, với kết cấu cột gỗ, tường gạch và mái ngói. Nhà thờ hiện hữu được xây trên nền cao, giữa khuôn viên trồng nhiều cây xanh, thiết kế mặt bằng vẫn giữ theo hình thánh giá. Mặt chính tạo điểm nhấn với kiến trúc cổ lầu (trên lầu dưới hiên) gồm ba tầng mái được xây dựng nhỏ dần khi lên cao - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 5.

Gác chuông nhà thờ Thủ Thiêm - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 6.

Nhà thờ Thủ Thiêm được đánh giá là mang đậm nét kiến trúc đô thị những năm đầu đến giữa thế kỷ XX, góp phần làm nên dấu ấn di sản văn hóa cho khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 7.

Một góc kiến trúc nhà thờ Thủ Thiêm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 8.

Một góc xanh trong khuôn viên nhà thờ Thủ Thiêm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 9.

Các bức điêu khắc độc đáo - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 10.

UBND TP.HCM lưu ý nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vục di tích đã khoanh vùng bảo vệ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 11.

Dãy nhà cổ nhất trong khu vực nhà thờ Thủ Thiêm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 12.

Khu Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hiện hữu giữa không gian mênh mông, với kênh rạch, cây cối bao quanh, lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa của một công trình kiến trúc cổ đô thị những năm đầu đến giữa thế kỷ XX - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 13.

Khuôn viên tượng Đức Mẹ Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 14.

Mái ngói xưa cũ nóc nhà nguyện Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm trải qua gần 180 năm thăng trầm - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 15.

Năm 1956, Hội dòng khởi công xây dựng nhà nguyện bề thế, vững chắc. Bố cục mặt bằng gồm ba khối nhà liên kết nhau, không gian nội thất thông thoáng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 16.

Cổng vào Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 17.

Tiểu cảnh trang trí Thánh giá bên trong Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm – Ảnh TỰ TRUNG

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 18.

Những khung của gỗ khu nhà chức năng sinh hoạt và làm việc Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 19.

Thánh giá và tượng Đức Mẹ được xây dựng từ năm 1956 - Ảnh: TỰ TRUNG

Ngắm hai công trình Công giáo cổ ở Thủ Thiêm vừa được công nhận di tích - Ảnh 20.

Bên trong nhà nguyện của Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm với nét đẹp dịu dàng thánh thiện - Ảnh: TỰ TRUNG

Không quan tâm bảo tồn di sản văn hóa, TP.HCM sẽ đánh mất chính mình Không quan tâm bảo tồn di sản văn hóa, TP.HCM sẽ đánh mất chính mình

TTO - Đại biểu HĐND TP.HCM cho rằng di sản kiến trúc đô thị là phần hồn của TP. Nếu không coi trọng, thậm chí phá vỡ các di sản, kiến trúc thì chúng ta sẽ đánh mất chính mình

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên