17/01/2025 10:12 GMT+7

Ngắm gốm xưa Biên Hòa, tranh khắc gỗ phá bản tại Nhà là nơi

Tối 16-1, Nhã Lam Art khai mạc buổi hội chợ nghệ thuật mang chủ đề 'Nhà là nơi' giới thiệu cho công chúng những tác phẩm mang tính tiếp nối truyền thống văn hóa của người Việt như: mô hình về nhân vật lịch sử Việt Nam, gốm xưa Biên Hòa...

Ngắm gốm xưa Biên Hòa, tranh khắc gỗ phá bản tại Nhà là nơi - Ảnh 1.

Tác phẩm Đôn voi từ gốm Biên Hòa thập niên 1970 - Ảnh: HỮU HẠNH

Nhà là nơi được tổ chức đến hết 26-1 tại 602/45e Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, ở đây người tham dự sẽ tìm thấy những vật phẩm phảng phất dấu ấn của văn hóa Việt Nam.

Từ những bức tranh khắc gỗ của họa sĩ Mỹ Linh đến những tác phẩm pháp lam thanh thoát của nghệ nhân Thanh Tùng, những sản phẩm thủ công về nhân vật lịch sử Việt Nam của Vi Cự Việt Nhân hay tranh phiên bản giới hạn của Hồ Hưng, đồ gồm Biên Hòa xưa...

Pháp lam, tranh khắc gỗ phá bản

Ngoài các sản phẩm thủ công, người tham dự có thể tìm hiểu về nghệ thuật pháp lam của nghệ nhân Thanh Tùng và tranh khắc gỗ phá bản của họa sĩ Mỹ Linh.

Theo nghệ nhân Thanh Tùng, nhà sáng lập Lam Sắc, pháp lam (hay nghệ thuật tráng men) là cách phủ men nhiều màu sắc lên bề mặt kim loại rồi nung ở nhiệt độ cao để tạo nên tác phẩm thẩm mỹ.

Nghệ thuật này xuất hiện từ thời La Mã, du nhập vào Việt Nam từ thời Minh Mạng (1827) đặt tên là "pháp lam". Với kỹ thuật kỳ công, pháp lam chỉ dùng trong hoàng cung và tầng lớp quan lớn triều Nguyễn.

Ngắm tượng về nhân vật sử Việt, gốm xưa Biên Hoà, tranh khắc gỗ phá bản tại Nhà là nơi - Ảnh 5.

Pháp lam xưa do nghệ nhân Thanh Tùng sưu tầm từ những năm 1900 - Ảnh: HỒ LAM

"Từ khi khai sinh vào năm 1827, pháp lam phát triển mạnh mẽ qua nhiều triều đại. Nhưng tiếc thay nghệ thuật chỉ tồn tại 60 năm rồi rơi vào thất truyền do chiến tranh.

Với tình yêu pháp lam và lịch sử nước nhà, tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu và tự học về nghệ thuật này", anh Thanh Tùng nói.

Với họa sĩ Mỹ Linh, do học ở khoa sư phạm mỹ thuật tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam nên cô được tiếp xúc, thử nghiệm với khá nhiều chất liệu. Linh đặc biệt ấn tượng với tranh khắc gỗ phá bản, bởi có thể thể hiện được nhiều màu sáng khác nhau trên một nền gỗ nhất định.

Ngắm gốm xưa Biên Hòa, tranh khắc gỗ phá bản tại Nhà là nơi - Ảnh 3.

Tác phẩm Song Of The Sea, tranh khắc gỗ phá bản của họa sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh - Ảnh: HỮU HẠNH

Ngắm tượng về nhân vật sử Việt, gốm xưa Biên Hoà, tranh khắc gỗ phá bản tại Nhà là nơi - Ảnh 7.

Sản phẩm pháp lam của Thanh Tùng - Ảnh: HỮU HẠNH

Nhã Lam Art được thành lập đầu năm 2024 tại Sài Gòn như một sân chơi, là nơi trưng bày, tổ chức triển lãm và các hoạt động văn hóa nghệ thuật với hy vọng góp một phần nhỏ mang tác phẩm xưa và nay qua các thời kỳ đến với người yêu nghệ thuật.

Ngắm tượng về nhân vật sử Việt, gốm xưa Biên Hoà, tranh khắc gỗ phá bản tại Nhà là nơi - Ảnh 8.Kể chuyện nghìn năm, chuyện Sài Gòn

Theo tác giả 'Kể chuyện nghìn năm' Phạm Thiên Vũ, một dự án văn hóa bản địa muốn tồn tại lâu dài cần tìm sự đồng cảm từ doanh nghiệp, thương hiệu, từ đó có thể cùng chia sẻ kinh tế và tạo ra được giá trị thực sự.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên