Không thuộc loại rừng nào nhưng gỗ ở rừng dương được đấu giá lên đến 138 triệu đồng - Ảnh: TRẦN MAI
Theo ông Nhân đơn vị có dự án trồng rau sạch đã xin 17ha đất, nhưng trước mắt huyện Mộ Đức chỉ đồng ý cấp 5ha để xem đầu tư nếu có hiệu quả thì cấp 12ha còn lại.
Lý giải về việc phá rừng dương để trồng rau, ông Vũ Nhân cho rằng: Khu vực đó có cây nhưng không hiệu quả. "Để đó hàng trăm năm nữa vẫn là thế, còn bây giờ dân yêu cầu khai thác vùng đất này để phát triển kinh tế. Huyện thấy hợp lý nên làm".
Cũng theo ông Nhân, diện tích đất đó có rừng nhưng không được quy hoạch vào loại rừng nào.
Về ý kiến của người dân địa phương rằng cánh rừng trên giúp chắn gió cát, nếu lấy ý kiến thì dân không cho chặt. Ông Nhân nói: "Chính quyền phá để phát triển kinh tế chứ để đấy có lợi gì đâu. Thông qua dân chỉ là phương án sử dụng đất thôi. Chứ còn chủ trương này không có thông qua dân".
Diện tích rừng dương được chặt hạ để trồng rau an toàn - Ảnh: TRẦN MAI
Trước đó, Tuổi Trẻ có bài viết "Phá cả rừng dương chắn gió để… trồng rau an toàn" phản ảnh việc chính quyền địa phương cho phép phá bỏ rừng dương cách biển 210m ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức để phục vụ cho dự án trồng rau an toàn.
Người dân sống trong khu vực lo ngại việc phá bỏ rừng dương này sẽ ảnh hưởng đến làng mạc, rau màu, nhất là trong mùa mưa bão sẽ không có tấm lá chắn bảo vệ xóm làng.
Theo thống kê, năm 2004, tổng diện tích dương ven biển toàn xã Đức Chánh khoảng 64 ha, trong đó có 31 ha thuộc rừng phòng hộ.
Sau khi có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg) về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất), xã Đức Chánh tiếp tục chuyển đổi bổ sung thêm 14,7 ha rừng sản xuất sang rừng phòng hộ.
Hơn 4ha rừng dương đang bị phá bỏ làm vùng sản xuất rau sạch trước kia cũng là rừng phòng hộ, sau đó được điều chỉnh thành rừng sản xuất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận