Tuy nhiên, theo Hiệp hội về điều trị các chứng rối loạn lipid (DGFF) ở Đức, điều quan trọng không phải chỉ xét nghiệm hàm lượng cholesterol chung chung mà phải xác định tỉ lệ của cả cholesterol “tốt” lẫn “xấu”.
Cholesterol là thành phần quan trọng của tất cả các mô trong cơ thể. Cholesterol “xấu” (LDL) có thể khiến các mạch máu co thắt lại một cách nguy hiểm, và có thể dẫn tới chứng nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Hàm lượng LDL nên được khống chế ở mức càng thấp càng tốt. Nếu bạn không mắc các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch thì mức 160mg cholesterol “xấu”/100ml máu hoặc thấp hơn là bình thường.
Trong khi đó, cholesterol “tốt” (HDL) giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch bằng cách loại bỏ lượng cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Hàm lượng HDL nên duy trì ở mức ít nhất 45mg/100ml máu.
Theo giáo sư Achim Weizel của DGFF, thay đổi lối sống có thể giúp giảm hàm lượng cholesterol “xấu”. Ngoài việc giảm cân và năng tập thể dục, chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều chất xơ và ăn cá ít nhất hai lần/tuần được khuyên áp dụng đối với người bị chứng mỡ trong máu cao.
Đối với người khỏe mạnh, có lượng cholesterol bình thường, mỗi năm nên xét nghiệm cholesterol một hoặc hai lần. Những người khác nên đi xét nghiệm mỗi ba tháng để tầm soát cholesterol. Theo các thầy thuốc, chỉ cần 6-8 tuần tăng cường tập thể dục là có thể tăng lượng cholesterol “tốt” và hạ lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận