Theo đó, đoạn đường sắt Bắc - Nam đi qua TP.HCM dài khoảng 14km nhưng có tới 24 điểm giao cắt với đường bộ. Trong đó 21 điểm có người gác, 3 điểm chỉ dùng cần chắn tự động, không có người trực.
Dù tất cả các vị trí này đều có tín hiệu cảnh báo nhưng vì cùng nằm trên những tuyến đường đông đúc, mỗi lần tàu qua là cả dòng xe máy, ô tô như bị "đóng băng".
Bạn đọc Hai Lúa viết: "Khu vực nội đô TP.HCM rất đông xe, ngành đường sắt hạn chế thấp nhất cho tàu vào ga khung giờ cao điểm, sáng từ 6h-8h và chiều từ 16h-18h". Theo bạn đọc này, hiện tại 7h tàu vẫn vào nội đô, đi qua nhiều tuyến đường giao cắt với đường bộ nên kẹt là khó tránh.
Nhiều chỗ đóng chắn sớm, lượng xe dồn lại không thoát được, tàu qua rồi nhiều khi 30 phút sau giao thông mới ổn định trở lại. Một bạn đọc khác gợi ý nên chăng tàu chỉ nên ra vào ga từ 22h đến 6h.
"Xe lửa chỉ cần đến ga Bình Triệu hoặc ga Gò Vấp, sau đó hành khách sẽ đi xe tiếp", tài khoản luon****@gmail.com đề xuất. Theo bạn đọc Duy Tân, chuyển ga Hòa Hưng về ga Sóng Thần là hợp lý, giống như bến xe miền Đông.
Như vậy mới giảm tải và rào chắn các cung đường nội thành. Hiệu quả nhất là dời ga ra khu gần bến xe miền Đông mới, khi khách về đây tiếp tục đi vào TP bằng metro và xe buýt cũng tiện - tài khoản tran****@gmail.com góp thêm.
Bạn đọc Phí Từ Việt Hà dẫn ra thực tế luồng xe máy lưu thông trên hai đường song hành với đường sắt không chấp hành biển báo bắt buộc quẹo phải mà tiếp tục đi thẳng (như xe lửa) dẫn đến xung đột với chiều di chuyển trên đường Hoàng Văn Thụ.
Đề nghị lực lượng chức năng xử lý các vi phạm này. "Khi dừng chờ tàu, một số xe cộ nhất là xe máy còn lấn trái. Đây là nguyên nhân gây thêm kẹt xe", bạn đọc Le Hong Hai cho biết thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận