28/06/2013 19:55 GMT+7

NASA phóng kính viễn vọng thăm dò năng lượng mặt trời

TRÙNG DƯƠNG
TRÙNG DƯƠNG

TTO - Hôm nay 28-6, NASA vừa phóng một vệ tinh mang một kính viễn vọng nhỏ lên quỹ đạo với mục đích thăm dò năng lượng mặt trời, đồng thời thực hiện một số nghiên cứu để xác định ranh giới hệ mặt trời.

w8FnXCnU.jpgPhóng to

Một vụ phun trào vật chất năng lượng mặt trời chụp qua bầu khí quyển của Mặt trời - Ảnh: Reuters

Không giống như cách phóng truyền thống, vệ tinh Iris, mang kính viễn vọng được đưa vào quỹ đạo bằng tên lửa Pegasus, phóng từ máy bay L-1011. Máy bay đã cất cánh từ khu căn cứ không quân Vandenberg, bang California, và sau đó phóng tên lửa khi đạt độ cao gần 12.000 m.

Vệ tinh Iris trị giá 145 triệu USD, bao gồm phí dịch vụ khởi động, được thiết kế trong thời hạn sử dụng hai năm.

Các nhà khoa học cho biết kính viễn vọng nhỏ dài 1,2m, nặng 204kg, nằm quỹ đạo cách Trái đất khoảng 650km, có thể chụp những bức ảnh với độ chi tiết và phân giải cao về sự di chuyển ánh sáng từ bề mặt Mặt trời vào quyển sắc trong vài giây.

Nó chủ yếu nghiên cứu khu vực nằm giữa bề mặt Mặt trời và vầng hào quang - khu vực sản sinh nhiều tia cực tím ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất và vùng không gian cận Trái đất.

Hoạt động năng lượng mặt trời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu Trái đất và môi trường không gian cận Trái đất. Cơn bão mặt trời có thể hạ gục hệ thống mạng lưới điện, làm gián đoạn tín hiệu phát thanh, can thiệp vào thông tin liên lạc, định vị và các vệ tinh khác trên quỹ đạo.

Các nhà khoa học giải thích thêm khi năng lượng đi ra bên ngoài qua các lớp, ở nhiệt độ tương đối mát, 10.000 độ F trên bề mặt mặt trời. Nhưng sau khi vào tầng khí quyển thấp hơn, được gọi là quyển sắc, nhiệt độ sẽ được đốt nóng lên lần nữa, có thể lên đến 5 triệu độ F (2,8 triệu độ C).

(Theo Reuters)

TRÙNG DƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên