Xe
23/06/2017 10:15 GMT+7

Nắng nóng, ngồi lái xe hơi vẫn bị tổn thương da

TRÙNG DƯƠNG (Tổng hợp Daily Mail, The Sun)
TRÙNG DƯƠNG (Tổng hợp Daily Mail, The Sun)

TTO - Chạy xe giữa trời nắng nóng, đóng kín cửa sổ, người lái vẫn bị nám da, cháy nắng, da sớm lão hóa, thậm chí bị ung thư nếu tiếp xúc tia UV trong thời gian dài mà không dùng biện pháp bảo vệ.

Nên thoa kem chống nắn, mặc áo dài tay bảo vệ làn da khi lái xe giữa trời nắng nóng - Ảnh: Autospies
Nên thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da khi lái xe giữa trời nắng nóng - Ảnh: Autospies

Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng khi đóng kín cửa sổ, người ngồi trong xe vẫn bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Phần cơ thể gần cửa sổ, tiếp nhận lượng ánh sáng gấp 6 lần liều bức xạ cực tím so với vùng không bị nắng.

Cửa sau, cửa sổ xe chỉ bảo vệ da chúng ta tránh khỏi tia UVB. Khác với kính chắn gió, nó có thể ngăn tia UVB và chống tia UVA xâm nhập sâu hơn.

Các nhà khoa học từ Viện Boxer Wachler Vision, Beverly Hills (Mỹ) cũng đưa ra lời giải thích, đa phần kính phía trước của ôtô có thể chặn đến 96% tia UV, tương tự kem chống nắng SPF 30. Tuy nhiên, cửa sổ xe 2 bên chỉ ngăn được 71% tia UV. Ở một số loại xe, con số này chỉ đạt 44%.

Một bác sĩ đã tiến hành kiểm tra vùng da của 2 người lái xe lâu năm ở Anh. Một người không dùng kem chống nắng, người còn lại sử dụng. Kết quả cho thấy, người ít sử dụng kem chống nắng, xuất hiện tế bào tiền ung thư trên cánh tay phải.

Bạn nên quan tâm đến những tổn hại da khi chạy xe giữa trời nắng nóng - Ảnh: dailyhealth

 

Một cuộc nghiên cứu khác trên 2.000 người lái xe ở Anh, cứ 5 người là 4 người không quan tâm đến những tổn hại da khi họ chạy xe giữa trời nắng nóng. 53% người không biết rằng việc tổn thương da có thể xảy ra, dù họ có đóng kín cửa sổ, bật máy điều hòa.

Kết quả 26% người cầm vô-lăng bị cháy nắng trong khi lái, khoảng 13% người lái bị cháy nắng dù đóng kín cửa sổ.

Để hạn chế rủi ro bệnh tật, người ngồi trong xe nên bôi kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 30 ở các vị trí; mặt, tai, cổ, cánh tay trước khi lái xe đường dài hoặc ngồi gần cửa sổ. Bên cạnh đó, hãy tránh ra nắng từ 10h đến 2h chiều.

TRÙNG DƯƠNG (Tổng hợp Daily Mail, The Sun)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên