Trực thăng của cảnh sát Liên bang Đức chữa cháy rừng gần Lieberoser Heide ở khu vực Đông Đức ngày 25-6 - Ảnh: REUTERS
Nhiệt độ sẽ cao hơn trung bình đáng kể ở Đức, Ba Lan và Cộng hòa Czech.
Nguyên nhân đợt nắng nóng đến sớm là do một luồng không khí nóng lớn từ Bắc Phi thổi vào. Đi kèm với cái nóng là bụi siêu mịn PM 2.5 trong không khí.
Bụi siêu mịn PM 2.5 có thể đi sâu vào phế nang gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.
Nhiệt độ nền ở châu Âu đã tăng lên từ thứ hai đầu tuần và sẽ kéo dài đến thứ sáu tuần này.
Theo ông Jonny Day, chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng tầm trung châu Âu, hiện tượng này không phải mới xảy ra lần đầu.
Hiện tượng tương tự từng xảy ra vào đợt nắng nóng ở châu Âu năm 2015, trong đó các nước Nam, Trung Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đạt kỷ lục về nhiệt độ ở Đức và Thụy Sĩ.
Một phụ nữ uống nước trong ánh nắng chiều ở Pháp - Ảnh: REUTERS
Theo ông Day, người châu Âu cần chờ đến sau ngày đỉnh điểm đợt nắng nóng này mới có thể biết chính xác mức độ tàn khốc của nó và liệu nó có phá vỡ những kỷ lục cũ hay không.
Nắng nóng kéo dài là dạng thời tiết đặc biệt nguy hiểm với người già và trẻ nhỏ. Đợt nắng nóng này gây chú ý vì nó được các nhà khí tượng học cảnh báo rằng những đợt nắng nóng tàn khốc có thể là xu hướng cho mùa hè của châu Âu năm nay và là hiện tượng "bình thường mới".
Dự báo mùa gần nhất cho thấy nền nhiệt cao hơn trung bình xảy ra ở phần lớn châu Âu và toàn châu Âu từ tháng 7 đến tháng 9.
Mặc dù nền nhiệt trung bình theo mùa không phải là chỉ số tốt để dự báo khả năng xuất hiện các đợt nắng nóng bất thường, nguy hiểm ở châu Âu, nhưng các chuyên gia nhận thấy các mùa có khả năng xuất hiện nhiều đợt nắng nóng bất thường là các mùa có nền nhiệt theo mùa cao hơn trung bình.
Cả nước Pháp đang chìm trong nắng nóng kỷ lục, ảnh chụp tại Le Bouscat ngày 25-6 - Ảnh: REUTERS
Theo Cơ quan môi trường châu Âu, năm 2018 là một trong ba năm nóng nhất được ghi nhận ở châu Âu.
Theo tiến sĩ Dim Como, chuyên gia về biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan ở Đại học Amsterdam (Hà Lan), "do biến đổi khí hậu toàn cầu, các dạng nắng nóng bất thường có khả năng sẽ thường xuyên hơn và khủng khiếp hơn".
Theo đài Euronews, gần 1.400 vụ cháy rừng đã xảy ra ở châu Âu trong năm 2019, số lượng cao gấp nhiều lần so với 174 của trung bình 10 năm qua. Nguy cơ cháy rừng càng tăng cao trong đợt nắng nóng sắp tới.
Người dân Copenhagen, Đan Mạch chọn giải nhiệt ở bờ biển - Ảnh: REUTERS
Người dân Copenhagen, Đan Mạch chơi trong làn nước - Ảnh: REUTERS
Người tham dự sự kiện ở Quảng trường thánh Peter (Vatican) phải dùng dù che nắng - Ảnh: REUTERS
Người tham dự sự kiện ở Quảng trường thánh Peter dùng quạt đối phó với nắng nóng - Ảnh: REUTERS
Người tham dự sự kiện ở Quảng trường thánh Peter che dù chống nắng nóng - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận