11/08/2016 12:00 GMT+7

Nạn tranh giả ở VN - Kỳ cuối: Lờ các bậc thầy đi

HIỀN HÒA
HIỀN HÒA

TTO - Tại Việt Nam, ngay trong các bảo tàng mỹ thuật, có nhiều trường hợp giữ tác phẩm thật nhưng nay thành tác phẩm giả, hoặc bất khả tín, vì bức giả đó được làm cùng năm, cùng thời của tác phẩm thật, rồi lẫn lộn.

Tại Việt Nam nhiều người thắc mắc, thậm chị chửi bới, rằng tại sao Lê Kinh Tài vẽ nguệch ngoạc, vẽ cà rỡn mà lại có thể bán giá cao bậc nhất. Như bức này, Giấc mơ ngày (sơn dầu, sơn thỏi và acrylic trên bố, 155 cm x 300 cm, 2009) đã được bán với giá 158.000 USD, tương đương 3,5 tỷ đồng. Bí mật của Lê Kinh Tài, nếu có, đó là sự minh bạch về đường đi nước bước của tác phẩm và không chấp nhận bán phá giá. Nếu bức này được bán ngay năm sáng tác thì chỉ khoảng 50.000 USD, nay bán ra thị trường, chừng 5-10 năm sau, giá cả cũng sẽ khác rất nhiều. Nhiều họa sĩ Việt bán mỗi nơi mỗi giá nên dẫn đến tình trạng không nâng giá lên được.
Giấc mơ ngày - tác giả Lê Kinh Tài có giá 158.000 USD, tương đương 3,5 tỉ đồng.

Nên lờ các "bậc thầy" đi

Hoặc người làm giả cố tình tạo đường đi nước bước rõ ràng cho bức giả, trong khi bức thật thì được giữ kín. Người mua/xem buộc phải tin vào lý lịch giả.

Tình trạng tranh giả - tranh nhái hỗn tạp gây bất lợi cho thị trường và niềm tin, đã quá rõ. Nhưng nhìn ở mặt “tích cực”, nó cũng có mấy khía cạnh đáng lưu ý.

Đầu tiên, do mất niềm tin, nên nhìn chung giá bán của đa phần tác phẩm Việt còn thấp, vẫn tương đối dễ mua với người mới nhập cuộc sưu tập.

Thứ hai, tranh giả - tranh nhái làm cho việc sưu tập vốn lặng lẽ trở nên kịch tính, hồi hộp hơn, cũng đáng để phiêu lưu.

Cuối cùng, nó mở ra một cánh cửa thị trường cho các tác giả đương đại, vì lâu nay thị trường thường ưu tiên mua/bán các thế hệ đầu (đa số đã qua đời) và một số người trong thế hệ Đổi mới.

Nếu tình trạng tranh giả - tranh nhái không được cải thiện, gột rửa bằng những biện pháp rõ ràng, khoa học, thì đã đến lúc người mua, giới sưu tập nên lờ các "bậc thầy" đi.

Những sáng tạo, đóng góp của họ nên để cho giới phê bình, lịch sử mỹ thuật và cuộc đời ghi nhận bằng nhiều cách, như in sách hoặc đặt tên đường…

Còn thị trường nên tái khởi động bằng những tác giả còn sống, nơi người mua và người bán có nhiều điều kiện để kiểm định, ký hợp đồng, quay phim chụp hình.

Tại Việt Nam, nhiều người thắc mắc, thậm chí... chửi bới, rằng tại sao Lê Kinh Tài vẽ nguệch ngoạc, vẽ cà rỡn mà lại có thể bán giá cao bậc nhất. Như bức Giấc mơ ngày (sơn dầu, sơn thỏi và acrylic trên bố, 155 cm x 300 cm, 2009) được bán với giá 158.000 USD, tương đương 3,5 tỉ đồng. 

Bí mật của Lê Kinh Tài, nếu có, đó là sự minh bạch về đường đi nước bước của tác phẩm và không chấp nhận bán phá giá. Nếu bức Giấc mơ ngày được bán ngay năm sáng tác thì chỉ khoảng 50.000 USD. Gần 10 năm sau, bức tranh có giá trị gấp 3 lần. Để 5-10 năm nữa, giá nó sẽ còn khác.

Phải làm lại từ đầu?

Nếu kéo dài tình trạng bất minh để nuôi dưỡng tranh giả - tranh nhái thì đến một lúc thị trường mỹ thuật Việt Nam sẽ hoàn toàn bị phá sản vì khủng hoảng, khó mà phục hồi.

Thực tế cho thấy đồng tiền và những cái lợi tức thời đã làm mờ mắt nhiều người, nơi không chỉ có các bậc thầy bị làm giả - làm nhái, mà ngay cả các tác giả còn sống.

Không chỉ có các tác giả thế hệ 3X, 4X, 5X có tranh giả - tranh nhái, mà ngay cả 6X, 7X, 8X cũng đã phổ biến hơn. Nhiều người còn chủ động làm.

Cho nên với thị trường mỹ thuật Việt Nam, tùy cách tính, có thể đã hơn 30 năm, hoặc hơn 80 năm, nhưng muốn trở nên bài bản, minh bạch thì gần như phải làm lại từ đầu.

>> Video: Nhà chuyên môn bày tỏ ý kiến về nạn tranh giả, tranh nhái ở Việt Nam:

(Thực hiện: Phòng Truyền hình Tuổi Trẻ)

 

>> Kỳ 1: Bệnh cũ bùng phát

>> Kỳ 2: Trong sáng và đen tối

>> Kỳ 3: Không rõ thì đừng mua

>> Kỳ cuối: Lờ các bậc thầy đi

HIỀN HÒA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên