12/07/2020 09:08 GMT+7

MV Có chắc yêu là đây của Sơn Tùng M-TP: quá nhanh và quá nguy hiểm

HIỀN TRANG
HIỀN TRANG

TTO - "MV đẹp, "sếp" đẹp, nhưng không hiểu hát gì cả", "Ca sĩ đầu tiên khiến tôi phải đọc phụ đề tiếng Việt"... Rất nhiều những bình luận như vậy đã được dành cho Có chắc yêu là đây - sản phẩm âm nhạc mới nhất của Sơn Tùng M-TP.

MV Có chắc yêu là đây của Sơn Tùng M-TP: quá nhanh và quá nguy hiểm - Ảnh 1.

MV Có chắc yêu là đây đang đạt top 1 trending trên YouTube - Ảnh chụp màn hình

Sống trong thời đại chạy đua về tốc độ, cái gì nhanh hơn cũng được coi là ưu việt hơn, vậy thì tại sao nhạc pop lại không nên nhanh hơn?

1 Có chắc yêu là đây được coi là đạt đến all-kill, một thuật ngữ thường dùng trong K-Pop, đại để là chỉ một ca khúc nào đó khi mới phát hành đã đạt vị trí 1 trên bảng xếp hạng thời gian thực của tất cả các trang nhạc trong nước. 

Đây chắc chắn không phải bài hát hay (nhất) của Sơn Tùng, nhiều người bảo rằng thà nghe bản demo trên piano còn hay hơn. Nhưng việc ca khúc này quá nhanh, chưa kịp hiểu gì thì hết bài có phải là vấn đề của bài hát? Hay đây chính là chủ định của Sơn Tùng - một ngôi sao có hơi hướm quốc tế hóa. 

Một sự trùng hợp khá thú vị là, chỉ vài hôm trước, chuyên mục Giải trí nghệ thuật của BBC đăng một bài viết mang tên Nhạc pop đang ngày càng nhanh hơn (và hạnh phúc hơn)".

Sử dụng một công cụ đo tempo (nhịp độ) ca khúc, ta thấy tempo Có chắc yêu là đây là 95 beat một phút. Và thực ra mức tempo này chỉ được xếp vào loại vừa phải. Mức tempo trung bình của 20 ca khúc ăn khách nhất năm 2020, theo đo đạc của BBC dựa vào số liệu của Official Chart, rơi vào khoảng 122 beat một phút, còn nhanh hơn rất nhiều. Và trong khoảng 10 năm qua, con số này ngay cả ở thời điểm thấp nhất cũng là 105 beat một phút. 

Nghĩa là trường hợp Sơn Tùng có vẻ khá đặc biệt ở Việt Nam, một nơi khán giả vẫn thích nghe cái gì chậm chậm, nhẹ nhẹ, nhưng nếu so với thị trường quốc tế thì cũng không có gì kỳ quặc cả.

Sự nhạy cảm với xu hướng là một phẩm chất của Sơn Tùng, và phẩm chất ấy vẫn đang rất bén.

2 Thế nhưng tại sao nhạc pop lại nhanh hơn?

"Tôi muốn đem tới cho mọi người những niềm hạnh phúc trong khoảng thời gian này, giúp họ không cần phải suy nghĩ nữa mà chỉ cần dừng lại và nhảy múa" - nữ ca sĩ Dua Lipa nói về những ca khúc với tempo nhanh mà cô phát hành trong album Future Nostalgia rất thành công hồi đầu năm. 

Nhanh hơn thường đồng nghĩa với vui hơn, và trong những giờ phút ảm đạm nhất của thế giới, nhạc pop giống như một sự giải thoát, một sự cứu rỗi, một thế giới khác. Thế giới càng bị giảm tốc thì nhạc pop lại càng phải nhanh, để bù đắp lại cho những khoảng thiếu hụt của con người.

Song lý giải đó chỉ có thể áp dụng được vào năm 2020, vậy những năm trước đó nữa thì sao? Có thể đơn giản là, sống trong thời đại chạy đua về tốc độ, cái gì nhanh hơn cũng được coi là ưu việt hơn. Nào là giao hàng nhanh hơn, WiFi nhanh hơn, xe hơi chạy nhanh hơn, vậy thì tại sao nhạc pop lại không nên nhanh hơn?

3 Và đâu riêng nhạc pop. Một bản concerto cho hai violin của Johann Sebastian Bach khi được hãng đĩa Universal Music Group ghi âm vào năm 1961 dài những 17 phút, đến năm 1978 cũng hãng đĩa ấy ra mắt phiên bản dài 15 phút, và đến năm 2016 thì chỉ còn 12 phút. Thôi thì đến Bach cũng phải "fast and furious", quá nhanh quá nguy hiểm!

Sơn Tùng M-TP dọn đường cho sản phẩm mới? Sơn Tùng M-TP dọn đường cho sản phẩm mới?

Sau khi ra mắt dự án phim 'Sky Tour', người hâm mộ nam ca sĩ đang nóng lòng chờ đợi sản phẩm âm nhạc tiếp theo của Sơn Tùng M-TP.

HIỀN TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên