06/01/2012 14:40 GMT+7

Muốn đổi việc nhưng sợ, phải làm sao?

(Ngoc Yen)
(Ngoc Yen)

TTO - * Tôi tốt nghiệp quản trị kinh doanh chuyên ngành xuất nhập khẩu, đã đi làm tại một công ty may 2 năm (công ty giữ tôi lại từ thời đi thực tập). Hiện tôi muốn đổi việc nhưng lại có nhiều băn khoăn.

hHYpyPpq.jpgPhóng to
Ảnh: teleportmyjob.com
TTO - * Tôi tốt nghiệp quản trị kinh doanh chuyên ngành xuất nhập khẩu, đã đi làm tại một công ty may 2 năm (công ty giữ tôi lại từ thời đi thực tập). Hiện tôi muốn đổi việc nhưng lại có nhiều băn khoăn.

Công việc 2 năm qua của tôi là merchandiser (quản lý đơn hàng, bao gồm đặt hàng và coi sản xuất). Công việc rất cực và áp lực, không phù hợp với mức lương (4 triệu đồng).

Tôi muốn đổi việc nhưng sợ rất nhiều thứ: sợ không xin được việc và mức lương thấp; không có kinh nghiệm phỏng vấn; không biết mình sẽ xin vào được những vị trí nào, mức lương ra sao, công việc có tốt hơn công việc cũ không hay lại áp lực hơn; các công ty khác có yêu cầu cao về ngoại hình không...

Mong chuyên mục cho tôi lời khuyên.

(Ngoc Yen)

- Chào bạn. Những nỗi lo sợ bạn đang đối diện có thể xuất phát từ các nguyên do: bạn chưa biết bản thân đang tìm kiếm điều gì, chưa thật sự tin vào khả năng bản thân và chưa từng có kinh nghiệm tìm việc sau 2 năm tốt nghiệp.

Vậy làm thế nào để vượt qua chúng? Dưới đây là một số lời khuyên chúng tôi dành cho bạn:

- Hiểu rõ bản thân: Lý do bạn muốn từ bỏ công việc hiện tại? Và chính xác bạn muốn tìm một công việc như thế nào? Nếu bạn ra đi vì muốn tìm một công việc yêu thích hơn, đúng với sở trường bản thân hơn, để bạn có thể học hỏi và phát triển nhiều hơn, ở một môi trường chuyên nghiệp hơn… chúng tôi hoàn toàn ủng hộ bạn.

Bạn nên đọc và phân tích kỹ các bản mô tả/yêu cầu công việc/tìm hiểu công ty trước khi ứng tuyển cũng như tham dự phỏng vấn. Bên cạnh đó, tận dụng tất cả các kênh tìm việc tiềm năng: website, báo chí, người quen…

Có 2 điều chúng tôi muốn chia sẻ với bạn: Thứ nhất, mỗi công việc/ngành nghề đều có những áp lực và thử thách riêng - bạn cần hiểu và chấp nhận sự thật này. Thứ hai, mức lương là một yếu tố rất quan trọng khi tìm việc, song nếu bạn đặt lương bổng là yếu tố quyết định để chấp nhận làm một công việc nào đó thì hành trình tìm công việc mơ ước cũng như mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ bị chệch hướng. Hãy biết cân nhắc và dung hòa các mong muốn của mình để sở hữu một công việc như ý bạn nhé.

- Tin vào bản thân: Sau 2 năm làm việc tại vị trí merchandiser, bạn đã tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ làm việc như thế nào? So với công việc bản thân đang tìm kiếm, bạn đã và đang có những lợi thế gì và cần bổ sung gì để gia tăng cơ hội trúng tuyển?

Hãy tin vào những khả năng bạn đang sở hữu, có kế hoạch cải thiện điểm yếu và bổ sung những điểm còn thiếu. Riêng về yêu cầu ngoại hình, chỉ một số tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc khách hàng như tiếp tân, nhân viên kinh doanh, giao dịch viên… nhà tuyển dụng mới yêu cầu về ngoại hình.

- Đơn giản hóa vấn đề: Phỏng vấn thực chất là một cuộc trao đổi, tìm hiểu giữa hai bên, nhà tuyển dụng tìm hiểu xem bạn có kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức và tính cách phù hợp yêu cầu công việc không; và bạn tìm hiểu xem bản thân có yêu thích tính chất công việc, yêu thích môi trường làm việc và có khả năng làm tốt công việc đó không.

Với suy nghĩ đơn giản hóa và tích cực này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi tham dự phỏng vấn, từ đó sẽ thể hiện bản thân tốt nhất trước nhà tuyển dụng.

Bạn sẽ tự đúc rút kinh nghiệm phỏng vấn khi trải qua vài vòng phỏng vấn ở một số công ty, sau khi thất bại và biết nhìn nhận khách quan nguyên nhân.

Vậy tìm một công việc tốt có dễ hay không, 80-90% câu trả lời nằm ở chính bạn.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

(Ngoc Yen)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên