![]() |
Văn Cao qua nét vẽ Còm |
Đó là một đêm vào giữa tháng 12-1975. Chúng tôi đang sống với cha mẹ trong ngôi nhà số 108 Yết Kiêu. Mùa đông Hà Nội rét tê tái. Cha tôi đã từ lâu rồi không đàn. Vậy mà trong đêm ấy, tôi nghe có tiếng chân nhè nhẹ lần từng bước từ phòng trong ra gần chiếc đàn piano - đối diện với chiếc đivăng tôi đang ngủ.
Một giai điệu khe khẽ vang lên, nó được đàn bởi một bàn tay phải. Cũng phải nói thêm là cha tôi đã đàn trên chiếc đàn vốn được Hội Nhạc sĩ VN cho thuê lại với giá 7 đồng rưỡi một tháng (lương tôi hồi đó là 63 đồng, còn tiền thuê nhà là 15 đồng); từ ngày kỷ niệm 30 năm Tiến quân ca (1974), chiếc đàn mới được tặng hẳn cho cha tôi thì cha lại rất ít có dịp dùng đến.
Tôi nằm nghe từng nốt nhạc ”rề rề rề, rề sol la sí sol... rề rề rề, rề sol la sí sol, rề sol la si rế...”. Cha đàn ngập ngừng, rồi ngưng. Mấy hôm sau cha đưa tôi bản nhạc hoàn chỉnh có cả lời: Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên, với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông...
![]() |
Nhà thơ Nghiêm Bằng |
Ít ai biết cha tôi đã viết rất nhiều ca khúc phản chiến gửi những người lính bên kia chiến tuyến - theo đề nghị của một người bạn là nhạc sĩ Trọng Loan, biên tập âm nhạc của Đài Tiếng nói VN. Tôi còn nhớ một tổ khúc của ông tên là Đường về có những câu ca đẹp dịu dàng thế này: Về đây giữa đồng hương cốm lúa xanh ngạt ngào, cờ ngày nào vàng lên khói súng. Còn nhiều bài hát nữa nhưng ngày nay đã thất lạc, không ai giữ được.
Chính dòng chảy của những bài hát phản chiến ấy cũng là nguồn để cha viết về mùa xuân hòa bình đầu tiên. Cha tôi nói: “Từ đây người biết quê người, từ đây người biết thương người, từ đây người biết yêu người chính là khi chiến tranh đã thật sự chấm dứt, những người lính trở về tiếp tục sống với ước nguyện của người đã mất, được về quê nhau, được yêu thương nhau trong bình yên”.
Bài hát đã được báo Sài Gòn Giải Phóng số năm mới 1-1-1976 in trang trọng ở bìa 4 và thu thanh ngay sau đó, được phát trên sóng Đài Tiếng nói VN, nếu tôi không nhầm thì do ca sĩ Trần Khánh và đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói VN trình bày. Bài hát được phát khoảng mươi lần trong chừng một tháng (hồi ấy ca khúc được truyền bá chủ yếu qua sóng phát thanh), rồi không hiểu sao lặng lẽ chìm đi, như thể bị quên lãng.
Như mọi lần, trong suốt mấy chục năm, cha không tỏ ra bực bội gì, chỉ hơi buồn thôi. Cha tôi nói chắc chắn bài hát sẽ có ngày được hát lại và mọi người sẽ yêu nó. Và như mọi lần, cha tôi lại đúng. Chỉ có điều lúc đó cha tôi không còn nữa. Khi bài hát lần đầu tiên được phát trên sóng truyền hình Việt Nam năm 2000, cha tôi đã mất được năm năm.
Ca sĩ Ánh Tuyết: Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Vì vậy, bất cứ ai khi nghe ca khúc ấy cũng có thể tìm thấy nỗi lòng mình trong đó. Rất nhiều khán giả đã tìm đến tôi sau những đêm diễn chỉ để bày tỏ tình cảm của họ với ca khúc. Có người vừa tìm được “tri kỷ” cũng cảm thấy ca khúc này như viết cho họ. Có người mới tìm được người thân sau nhiều năm thất lạc gia đình đã khóc nấc khi nghe ca khúc này. Có người vừa lên chức mẹ cũng “vỡ òa” vì hạnh phúc khi nghe Mùa xuân đầu tiên. Và đặc biệt là những người con xa xứ mới lần đầu về thăm lại quê hương đều rơm rớm nước mắt khi ca khúc chỉ vừa mới dạo đầu. Có thể tôi là một trong những người thể hiện Mùa xuân đầu tiên trễ nhất nhưng tôi đã rất “thấm” ý nghĩa của ca khúc. Và tôi lại càng thấm thía hơn khi được khán giả tin tưởng, trao gửi những tâm sự của họ sau khi nghe tôi hát. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao mà tôi đã may mắn có được từ Mùa xuân đầu tiên. |
![]() |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận