Miếu Nổi Phù Châu hay còn gọi là Sa Tân Miếu ở phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM là một ngôi miếu nổi giữa sông Bến Cát, có lịch sử trên 200 năm
Viếng Miếu Nổi mùa Vu Lan, xem phi cơ bay qua đầu - Video: T.T.D.
Miếu Nổi Phù Châu hay còn gọi là Sa Tân Miếu ở phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM là một ngôi miếu nổi giữa sông Bến Cát, có lịch sử trên 200 năm.
Năm nay do dịch COVID 19 nên bà con đến Miếu Nổi nhưng không tấp nập như mọi năm. Ở khu di tích đã được TP công nhận di tích văn hóa - lịch sử khoảng gần chục năm nay, nhiều bạn trẻ cũng hòa mình vào dòng người về Miếu Nổi cầu an, làm lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ theo truyền thống lâu đời.
Cũng có nhiều người lần đầu đến Miếu Nổi vì tò mò muốn tham quan khu di tích đặc biệt ở giữa sông và trải nghiệm đi đò qua sông đến Miếu Nổi.
Những chuyến phà qua lại giữa hai quận Gò Vấp và quận 12 bên cạnh cây cầu An Phú Đông sắp hoàn thiện
Như ba mẹ con chị Lan (ở quận Phú Nhuận) lần đầu được người quen dẫn đi lễ miễu này. Hôm nay chị Lan đưa hai con đi nhập học ở quận 1 xong thì quay về ghé miễu đi cầu an.
Chị Lan nói: "Đi lễ là truyền thống của gia đình tôi, nhất là vào ngày rằm, còn nay là mùa Vu lan mình đưa các cháu đi vừa là tham quan khu miếu nổi độc đáo, vừa để các cháu biết về truyền thống báo hiếu cha mẹ của ông bà mình".
Điểm đặc biệt của Phù Châu Miếu là có nhiều đôi rồng theo lối long chầu hạt ngọc (Phù Châu) được cẩn sứ, khảm chén dĩa
Ở khu di tích Miếu Nổi hơn 200 tuổi của Sài Gòn, diện mạo của cảnh vật xung quanh đã thay đổi nhiều như cây cầu An Phú Đông sắp hoàn thiện, nhiều bạn trẻ thích thú khi lần đầu được ngắm... máy bay liên tục trên đầu.
Cảnh vật vừa thâm trầm, lâu đời vừa hiện đại, nhộn nhịp ở Miếu Nổi đã trở thành nét độc đáo khó quên với nhiều du khách khi tới Sài Gòn.
Với 4 bề sông nước êm đềm, khách thập phương chọn đến Miếu Nổi cúng bái để tịnh tâm, tạm tránh xa những ồn ào, xô bồ của cuộc sống
Miếu Nổi (Phù Châu Miếu) trước đây là đất của xã Hạnh Thông, tổng Bình Trị thượng, huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định.
Tục truyền vào giữa thế kỷ 18, có người đàn ông làm nghề chài lưới đã vớt thi thể một phụ nữ mang chôn (tài liệu của ban trị sự nói là pho tượng) lập miếu thờ cúng tại khoảng đất nổi hoang sơ này. Sau đó các thương buôn, bô lão trong vùng dựng thành miếu thờ Ngũ Hành, Long Mẫu rất linh thiêng.
Sau nhiều năm bỏ hoang (1975 đến tháng 5-1990), miếu được đại tu lần 3 (lần thứ 2 vào 1954) xây trùm lên cồn đất. Năm 2010, Miểu Nổi được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Ba mẹ con chị Lan (ở quận Phú Nhuận) đi lễ Vu lan
Lúc đầu miếu (còn có tên Sa Tân Miếu Kỳ Thánh Thủy Long Cung) chỉ thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, Tề Thiên Đại Thánh và dạng tín ngưỡng sơ khai (thần Hổ, Lân), về sau thờ thêm Phật Di Lạc, Quan Âm, 18 La Hán, Bà Chúa xứ Châu Đốc, Cửu huyền Thát tổ
Ngày vía chính vào rằm tháng giêng, tháng 2 và tháng 7
Hồ phóng sinh và tượng Phật Bà Quan Âm - Ảnh: T.T.D.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận