Sau lần gặp nhau ở trung tâm môi giới hôn nhân, họ đã quyết định về chung sống với nhau. "Vào ngày hẹn hò thứ hai, anh ấy hỏi tôi có muốn về gặp gỡ gia đình anh ấy? Tôi xem đó là lời cầu hôn”. Còn ông Nisaburo sau 17 năm góa vợ đã tìm được người vợ mới cho mình. Mùa hè này ông hứa nếu bà giảm cân, ông bà sẽ có một chuyến đi nghỉ thú vị. Tháng trước, họ vừa kỷ niệm tròn bốn năm sống bên nhau.
Ngày trước, những người già như Nisaburo và Hiroko thường lựa chọn cuộc sống đơn độc. Nhưng càng ngày quan niệm về tình yêu và hôn nhân của người già ở Nhật Bản càng thoáng hơn. Những người ở độ tuổi 50, 60, 70 tìm bạn đời đang có xu hướng gia tăng. Họ là những người già chưa kết hôn hoặc ly dị. Theo số liệu của chính phủ, tỉ lệ tái hôn đã tăng gấp ba lần với nam giới, gần năm lần với nữ giới, những người đã từng kết hôn ít nhất một lần so với 20 năm về trước.
Theo đó, hàng loạt công ty môi giới hôn nhân dành cho người già ra đời để phục vụ nhu cầu của các ông bà già. Shunichi Ikeda, giám đốc Trung tâm môi giới Ai Senior (Yêu người già), cho biết: “Cách đây ba năm, khi lên mạng tôi thấy rất nhiều người già đăng thông tin tìm kiếm bạn đời, họ đã 60 tuổi rồi. Tôi không nghĩ họ có thể kết hôn được nữa. Nhưng ngay sau đó tôi nhận ra sự cần thiết phải có một nơi để các cụ có thể gặp gỡ, tìm kiếm nhau”. Hiện tại công ty có 300 khách hàng từ 50 tuổi trở lên.
Con cái rất ủng hộ và khuyến khích cha mẹ, thậm chí họ còn đi đăng ký và ghi những thông tin cá nhân thích hợp cho cha mẹ mình. “Nhiều người ban đầu còn cảm thấy xấu hổ, hỏi tôi liệu họ có quá già để kết hôn. Tôi nghĩ họ đã nhận ra cuộc sống đôi lứa thú vị hơn nhiều so với cuộc sống một mình trước đây của họ”. Ai Senior đã mai mối cho 17% khách hàng 50 tuổi, lượng khách hàng đăng ký cũng tăng gấp đôi so với ba năm về trước.
Nguyên nhân sâu xa là do ngày càng có nhiều đôi vợ chồng già ly dị, họ muốn tìm kiếm một người bạn đồng hành mới biết thông cảm và chia sẻ cùng mình. Họ chán ngấy cảnh cả hai cùng lạnh nhạt trở về nhà sau những giờ làm việc căng thẳng. Năm 1975, 6,2% nam giới từ 50 tuổi trở lên ly dị. Đến năm 2006 con số này tăng đến 18,8%. Các bà vợ gọi đây là hội chứng “nghỉ hưu” của các ông chồng. Nhưng tệ hơn, có 95% các bà đòi ly dị.
“Đối với các ông, việc giặt giũ hay nấu nướng quả là rất khó khăn nên họ cần phải có người bạn đời mới” - Naomasa Saito, giám đốc Trung tâm Taiyo no Kai (Sự tuần hoàn của Mặt trời), chia sẻ. Càng ngày những người già càng phải sống độc lập với con cái và họ cũng sống lâu hơn, nên nếu có thể sống chung với một ai đó thì cuộc sống của họ sẽ đầm ấm hơn rất nhiều.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận