19/01/2018 11:19 GMT+7

Một số thuốc điều trị viêm da cơ địa

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Viêm da cơ địa là một bệnh lý quan trọng và chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu bệnh về da, nhất là bệnh nhi.

Một số thuốc điều trị viêm da cơ địa - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: en.wikipedia.org

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Lichen đơn mạn tính. Bệnh dễ chẩn đoán nhầm do đa dạng trong chẩn đoán lâm sàng, đặc biệt khi bệnh nhân dùng quá nhiều chế phẩm khác nhau.

Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện nhiều dạng cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình gồm các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, lichen hóa bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý lẩn quẩn, bệnh diễn biến nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn. 

Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn hoặc dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE tổng cộng trong máu thường tăng cao.

Nguyên nhân viêm da cơ địa

Nguyên nhân của bệnh hiện nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên, qua các nghiên cứu cho thấy bệnh có tính chất di truyền và yếu tố gia đình (60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh). Ngoài ra, còn có các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ... 

Ngoại độc tố của tụ cầu vàng Staphylococus aureus đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa T lympho và đại thực bào. Dị ứng nguyên nội sinh trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T lymphô đáp ứng viêm. 

Thức ăn (một số thức ăn như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mì) và các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên - đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. 

Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Ðồ quần áo, khăn quàng cổ, mũ, bao tay bằng chất liệu len dạ, lông chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên.

Để xác định rõ nguyên nhân viêm da trên tạng dị ứng, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho thực hiện một xét nghiệm trên da của người bệnh. Đây là một xét nghiệm hết sức an toàn, không đau và rất có giá trị trong việc xác định các nguyên nhân gây dị ứng. Nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm da cơ địa đến nay vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, các phân tích cho thấy có liên quan:

- Di truyền: Có bằng chứng cho thấy rằng viêm da cơ địa có tính di truyền. Người ở tất cả chủng tộc có thể mắc eczema. Năm 2006 được khám phá rằng sự đột biến trong gen sinh sản filaggrin gia tăng mạnh mẽ nguy cơ phát triển dạng viêm da cơ địa. Hầu như quan trọng nhất 2 loại đột biến tìm thấy có ảnh hưởng đến khoảng 5% số người ở Tây Âu mà có thể làm gián đoạn quá trình sinh filaggrin. Filaggrin là một protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì nước trong các tầng da, nếu cá nhân nào có các đột biến này sẽ dẫn đến tình trạng da khô.

- Dị ứng: Các cá nhân có phơi nhiễm với chó khi lớn có nguy cơ thấp mắc viêm da cơ địa. Dị ứng thức ăn không gây ra viêm da viêm da cơ địa nhưng lại nhạy với một số thức ăn, thường nhầm với nguyên nhân eczema vì nó liên quan đến chế độ ăn. Nhiều nhà da liễu và thầy thuốc kiểm tra dị ứng thức ăn tại văn phòng của họ. Xét nghiệm thường được làm như sử dụng một kim chích hay phản ứng prick trên da. Một chấm mẫu thức ăn được thử đặt lên trên da và lẩy da nhỏ trên lớp biểu bì. Một vết lằn xuất hiện chỉ ra kết quả phản ứng dương tính.

- Dung nạp với histamine: Một số người bị ảnh hưởng với viêm da viêm da cơ địa bị liên đới bởi nguồn histamin ngoại sinh, điều này có nghĩa là histamin từ ngoài cơ thể, vì histamine gây ngứa và khó chịu. Tổng số 33% số ca eczema cải thiện đáng kể triệu chứng sau khi có chế độ ăn không có histamine. Chế độ ăn này loại trừ các thực phẩm khác nhau có thành phần histamine cao, gồm có phô mai, xúc xích, alcohol, các thực phẩm lên men. Các chế độ ăn không có histamine cũng loại trừ cá, các thực phẩm biển có vỏ như tôm, cua, sò, vẹm, cà chua, rau bina, cây cà lim. Cá cũng được biết ngừng sự giáng hóa của vi khuẩn hình thành một lượng lớn histamine trong cá mà có thể gây độc như trong họ cá thu Nhật Bản.

Một số thuốc đặc biệt được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa

- Chất làm ẩm da: Petrolatum, aquaphor, hay một số chế phẩm mới hơn như atopiclair và mimyx (tốt hơn nhưng đắt tiền hơn và đòi hỏi phải đánh giá thêm).

- Dạng steroids thoa ngoài (vẫn là thuốc điều trị chính phối hợp với thuốc làm ẩm da): Hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone; mỡ tra, đặc biệt khi ở trong môi trường khô.

- Chất điều hòa miễn dịch: Tacrolimus và pimecrolimus (lọa thuốc ức chế calcineurin, được xem như liệu pháp điều trị thay thế và sử dụng khi được chỉ định); omalizumab (dạng kháng thể đơn dòng mà chúng gây blocks chức năng của IgE).

Một số liệu pháp điều trị khác có thể thử dùng, bao gồm:

- Chất sinh học Probiotics.

- Tia cực tím (UV)-A, UV-B, một sự phối hợp cả hai, psoralen với UV-A (PUVA), hay liệu pháp UV-B1 (dải băng rộng).

- Acyclovir, Ketotifen, Everolimus.

- Trong trường hợp bệnh nặng, liệu pháp quang, methotrexate, azathioprine, cyclosporine and mycophenolate mofetil được dùng nhưng dưới sự giám sát bác sĩ.

- Hydroxyzine và Diphenhydramine hydrochloride.

- Các kháng sinh dùng cho nhiễm trùng lâm sàng, gây ra bởi Staphylococcus aureus hay các đợt bệnh tái phát.

- Thuốc bôi mỡ vào trong mũi mupirocin và dung dịch pha loãng tắm (sodium hypochlorite).

- Các biện pháp không dùng thuốc có thể giúp làm giảm nhẹ, gồm có: Dùng các quần áo vải mềm (như cotton) sát bề mặt da; sản phẩm len dạ nên tránh, duy trì nhiệt độ mát, đặc biệt vào ban đêm, sử dụng máy làm ẩm trong cả màu đông và mùa hè, giặt quần áo bằng chất có thuốc tẩy nồng độ nhẹ, không có chất tẩy trắng.

Các chế phẩm Corticosteroids

Thuốc corticosteroids thoa ngoài hay tiêm có thể có ích. Chúng tác dụng nhờ vào quá trình can thiệp chống viêm tự nhiên của cơ thể. Corticosteroids từ lâu được xem là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc làm giảm triệu chứng eczema tạm thời. Tuy nhiên, da sẽ tái phát thành có đợt bùng phát (flare up) như một tác nhân mà không thể loại bỏ được. Bất lợi của việc sử dụng kem steroid gồm có tạo nên các vết rạn da và mỏng da hơn; hơn nữa chúng dẫn đến phạm lỗi một phần chức năng trên hàng rào biểu mô và làm gia tăng tính nhạy cảm với tiếp xúc với các chất dị nguyên.

Nếu các biến chứng như nhiễm trùng (thường là nhiễm trùng tụ cầu S. aureus, thuốc kháng sinh có thể áp dụng. Các dạng kem steroid có hiệu lực cao không bao giờ sử dụng trên vùng mặt hoặc các vùng khác mà bản chất da vốn đã mỏng; thường sử dụng loại steroid có độ mạnh thấp trên các vùng da nhạy cảm như thế này. Việc dùng kem này cũng được chỉ dẫn là dùng kem thoa ngoài bao nhiêu trên đầu ngón tay tùy thuộc vào các vùng da khác nhau.

Cân nhắc việc dùng kháng sinh trên bệnh viêm da cơ địa

Tại sao viêm da cơ địa dễ nhạy cảm với nhiễm trùng? Các nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 90% số bệnh nhân viêm da cơ địa có nhiễm tụ cầu vàng Staphylococcus aureus trên da của họ. So sánh cho thấy, có ít hơn 5% số người không có viêm da cơ địa có nhiễm tụ cầu trên da. Khi một người viêm da cơ địa bị trầy xước và vết thương trên da bị rách ra. 

Điều này cho thấy các vi sinh vật trên da như vi khuẩn đi vào cơ thể. Bên cạnh đó, một nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân viêm da cơ địa không thể sinh ra đủ một lượng protein kháng sinh tự nhiên mà hệ miễn dịch cần chống lại nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng tụ cầu thường trực trên da và hệ miễn dịch không thể chống nhiễm trùng hiệu quả thì chúng dễ dàng phát triển nhiễm trùng.

Các kháng sinh dùng trong điều trị viêm da cơ địa

- Đôi khi các kháng sinh rất quan trọng trong việc quản lý bệnh viêm da cơ địa, hầu hết thường khi có dấu hiệu nhiễm trùng như vết đang rỉ nước, vết vảu cứng, tao mủ, sưng phồng vết thương và bị đau hay viêm mô tế bào. Các thuốc kháng sinh hầu hết chỉ định đường uống, nhưng đôi khi phải nhập viện cần thiết để điều trị thuốc theo đường tĩnh mạch.

- Tại New Zealand, dẫn chất penicillin flucloxacillin hay dicloxacillin thường được kê toa hoặc erythromycin khi có dị ứng với penicillin. Các thuốc khác có hoat tính chống lại tụ cầu và liên cầu có ưu thế dùng hơn;

- Chỉ định hoặc gián đoạn thuốc kháng sinh, các bệnh nhân có thể chịu sự tái phát trở lại. Nếu điều này xảy ra lặp lại, các thuốc kháng sinh có thể được kê đoan kéo dài trong vài tuần đến vài tháng và có thể có các tác dụng ngọai ý. Mối quan tâm chính hiện nay là tình hình kháng với kháng sinh đang gia tăng (MRSA).

- Các dạng kem kháng sinh và thuốc bôi không nên khuyến cáo dùng rộng rãi trên các viêm da cơ địa. Chúng không hiệu quả như các thuốc dùng đường uống. Chúng cũng có thể gây dị ứng hay thúc đẩy phát triển vi khuẩn kháng kháng sinh.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên