10/10/2023 13:26 GMT+7

Một doanh nghiệp đề xuất nhập khẩu cát từ Campuchia về làm cao tốc

Một doanh nghiệp đề xuất nhập khẩu cát từ Campuchia về làm cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cát biển khai thác ở Trà Vinh được vận chuyển về đắp nền đường ở Bạc Liêu - Ảnh: M.T.

Cát biển khai thác ở Trà Vinh được vận chuyển về đắp nền đường ở Bạc Liêu - Ảnh: M.T.

Công ty cổ phần Tập đoàn TNT vừa có công văn gửi Chính phủ kiến nghị nhập khẩu cát từ Campuchia phục vụ các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long. 

Doanh nghiệp này cho hay theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, các dự án cao tốc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tổng chiều dài khoảng 355km. Nguồn vật liệu phục vụ dự án đang cần khoảng 6,6 triệu mđá, 4,7 triệu m3đất đắp và gẩn 54 triệu mcát đắp và san lấp.

Trên thực tế nhiều dự án, công trình thi công đang chậm tiến độ. Có công trình gói thầu gần như dừng thi công do nguồn cát san lấp thiếu hụt trầm trọng. Mặt khác, nguồn cát san lấp chủ yếu cho các tuyến cao tốc được khai thác trên hai tuyến sông chính của Đồng bằng sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Nơi đây đang đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển.

Trong khi đó, nghiên cứu của dự án quản lý cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam vào cuối năm 2022 cho thấy hiện khối lượng cát đổ về Đồng bằng sông Cửu Long từ 6,18 - 7 triệu tấn/năm và khoảng 6,5 triệu tấn cát đổ ra Biển Đông. Thế nhưng, lượng cát được khai thác từ các con sông ở khu vực này là từ 28 - 40 triệu tấn/năm. Việc khai thác cát không bền vững đang tác động không nhỏ đến hình thái của sông Tiền và sông Hậu. 

Cũng theo doanh nghiệp này, Chính phủ đang tìm kiếm nhiều giải pháp xử lý tình trạng thiếu cát. 

Cụ thể là nghiên cứu cát biển, làm cầu cạn, gia hạn các mỏ... Tuy nhiên, các phương án trên vẫn có thể ảnh hưởng đến dòng chảy, tác động xấu đến môi trường. 

Để kịp thời giải quyết nhu cầu cát đắp nền tại các dự án cao tốc, doanh nghiệp này đã kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thí điểm đưa nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia. Đây sẽ là một giải pháp thay thế giải quyết nguồn cát thiếu hụt ở các công trình cao tốc.

Doanh nghiệp cũng kiến nghị có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, vận tải cũng như nguồn tín dụng để có thể nhập khẩu cát từ Campuchia với số lượng lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu các công trình.

Trong công văn, Công ty cổ phần Tập đoàn TNT cũng giới thiệu doanh nghiệp này đang nhập khẩu khối lượng lớn cát xây dựng, cát san lấp từ Campuchia về Việt Nam và xuất khẩu đi nước thứ ba. Hiện nay, trung bình mỗi ngày doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam 30.000 - 50.000m3 cát và có thể tăng thêm sản lượng.

Đối tác của Công ty cổ phần Tập đoàn TNT là doanh nghiệp được Chính phủ Campuchia cấp phép khai thác hợp pháp trên dòng sông Mekong. Đối tác có trữ lượng được cấp phép khai thác lớn nhất tại Campuchia lên tới hàng trăm triệu khối. 

Công ty cổ phần Tập đoàn TNT cam kết có thể cung cấp, đáp ứng cho nhu cầu của các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long về số lượng, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật cũng như giá cả.

Giải quyết tình trạng thiếu cát làm đường cao tốc: Chờ kết quả từ 300m đường thí điểmGiải quyết tình trạng thiếu cát làm đường cao tốc: Chờ kết quả từ 300m đường thí điểm

Chưa khi nào các công trình giao thông ở vùng ĐBSCL lại "đói" cát như lúc này. Vậy lấy đâu ra nguồn cát san lấp để giải quyết tình trạng thiếu cát và thực hiện các dự án hiện nay?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên