Ông Phạm Thành Bé cầm bộ hồ sơ khiếu nại bên phần đất bị giải tỏa để làm cầu Nguyễn Trung Trực trước đây - Ảnh: Đ.Vịnh |
Đó là trường hợp của ông Phạm Thành Bé ở P.Mỹ Bình, TP Long Xuyên (An Giang). Ông Bé kể:
Khi xây dựng cầu Nguyễn Trung Trực trên quốc lộ 91 vào năm 2007, UBND TP Long Xuyên ban hành quyết định giải tỏa nhà cửa của mẹ tôi.
Với 72m2 đất bị thu hồi họ chỉ đền bù 25m2, bởi cho rằng trong đó có 38m2 là đất vỉa hè, 9m2 là lối đi chung và đất chồng lấn không phải bồi hoàn.
Gia đình tôi khiếu nại, họ ra quyết định bác đơn. Từ khi mẹ tôi mất, tôi được ủy quyền làm đại diện khởi kiện ra tòa hành chính yêu cầu UBND TP Long Xuyên bồi hoàn đủ diện tích. TAND TP bác yêu cầu khởi kiện, tôi kháng cáo.
Ngày 27-3-2012 TAND tỉnh xử phúc thẩm ra bản án 06/2012 chấp nhận yêu cầu kháng cáo của tôi. Tòa tuyên hủy hai quyết định của UBND TP Long Xuyên, buộc cơ quan này có trách nhiệm ban hành quyết định hành chính khác để giải quyết bồi thường đúng diện tích đất bị giải tỏa.
Bản án sơ thẩm có hiệu lực thi hành nhưng UBND TP Long Xuyên không thực hiện. Tôi gửi đơn cầu cứu, khiếu nại khắp nơi, nhưng UBND TP Long Xuyên vẫn không ra quyết định giải quyết bồi hoàn.
Năm 2013 tôi lại khởi kiện. TAND TP Long Xuyên không thụ lý, trả lại đơn với lý do yêu cầu khởi kiện của tôi đã được TAND tỉnh tuyên xử tại bản án số 06/2012 trước đây, nay đã có hiệu lực pháp luật.
Tôi lại tiếp tục khiếu nại, tháng 8-2014 chủ tịch UBND TP Long Xuyên có văn bản trả lời là giao Trung tâm phát triển quỹ đất TP Long Xuyên rà soát đo đạc lại diện tích đã thu hồi của gia đình tôi, tham mưu cho UBND TP ban hành quyết định hành chính mới để thi hành bản án.
Mãi đến ngày 7-8-2015, Trung tâm phát triển quỹ đất mới mời tôi làm việc. Họ ra thông báo chỉ bồi hoàn 46m2 trên 72m2 bị thu hồi, căn cứ theo giấy chứng nhận hợp thức hóa nhà do UBND TP Long Xuyên cấp vào năm 1994.
Do đã bồi thường 25m2 theo quyết định cũ nên nay chỉ đền bù thêm 21m2 với mức giá của năm 2007 là chỉ 12 triệu đồng/m2.
Tôi trình bày giấy chứng nhận hợp thức hóa nhà chỉ thể hiện diện tích nhà, còn diện tích đất của chúng tôi bị giải tỏa được thể hiện rõ trên họa đồ hiện trạng nhà đất do Phòng quản lý đô thị lập năm 1994.
Nếu chỉ bồi thường thêm 21m2 với giá cũ là quá thiệt thòi, do vậy tôi xin họ bồi thường theo diện tích căn cứ vào họa đồ này đúng với nội dung của bản án với mức giá hiện nay. Tuy nhiên, đến nay vụ việc của tôi vẫn chưa được giải quyết.
Sẽ xem xét lại Hội đồng bồi thường của TP giao chúng tôi thỏa thuận với ông Bé theo hướng đền bù 46m2, căn cứ vào giấy chứng nhận hợp thức hóa nhà cho mẹ của ông vào năm 1994. Ông Bé không đồng ý nên trung tâm báo cáo lại với UBND TP những nội dung ông này trình bày. UBND TP Long Xuyên đã chỉ đạo trung tâm đăng ký làm việc xin ý kiến của hội đồng bồi thường, sau đó trình báo lại để UBND TP ban hành quyết định bồi thường mới. Chúng tôi sẽ xem xét lại diện tích bồi hoàn với mức giá căn cứ theo giá thị trường hiện nay. Án có hiệu lực thì phải tuân thủ Bản án phúc thẩm khi đã có hiệu lực pháp luật thì UBND địa phương phải có nghĩa vụ tuân thủ, phải có trách nhiệm thi hành thực hiện đúng nội dung bản án. Trong thời gian đề nghị được xem xét kháng nghị giám đốc thẩm thì vẫn phải ban hành quyết định đền bù mới. Quyết định đền bù này phải áp dụng đúng và tuân thủ các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại, không để thiệt thòi cho dân, nếu không người dân sẽ tiếp tục khởi kiện. Như vậy, vụ việc càng kéo dài, không chỉ người dân tiếp tục chờ đợi, mà các cơ quan chức năng cũng phải tập trung giải quyết mất thêm nhiều thời gian không đáng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận