Anh V. kể: “Mẹ tôi có nhà, có hộ khẩu tại Q.Gò Vấp, TP.HCM. Đầu những năm 1980, mẹ tôi vi phạm pháp luật phải đi cải tạo và bị cắt hộ khẩu. Khi trở về, nhà không còn, hộ khẩu không được nhập lại và phải sống nhiều nơi khác nhau.
Trong thời gian đó, mẹ tôi gặp một người đàn ông có chung cảnh ngộ, yêu thương nhau rồi sinh ra tôi.
Nhưng gia đình cha tôi không thừa nhận hai mẹ con tôi, nên mẹ con tôi vẫn không nhà, không hộ khẩu. Sau đó, mẹ tôi bị bắt vì buôn bán trái phép chất ma túy, rồi mất khi đang thụ án tù tại trại giam.
Trước đó, khi mẹ tôi đang bị giam, tôi đến thăm mẹ. Tuy nhiên, tôi không được vào cổng vì không có CMND, không chứng minh được tôi là thân nhân của mẹ.
Đến nay đã gần 30 tuổi, tôi vẫn chưa có được giấy CMND. Tôi không có gì đáp ứng được theo quy định pháp luật để có hộ khẩu, mà không có hộ khẩu thì không thể làm CMND”.
Luật sư Huỳnh Văn Nông (Đoàn luật sư TP.HCM): Cần sửa luật và bỏ hộ khẩu Từ vụ việc của anh V. và nhiều trường hợp khác có thể thấy các cơ quan làm luật đã không lường trước được các tình huống về người vô gia cư trong xã hội. Do vậy cần sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp giấy tờ tùy thân cho những người này. Trên thế giới hiện có rất ít quốc gia còn giữ quy định về hộ khẩu, nó đã lạc hậu và gây khó khăn cho cả người dân lẫn cơ quan quản lý. Vì vậy nên quản lý công dân bằng số định danh công dân ngay từ khi sinh ra, cập nhật liên tục theo thời gian là phù hợp. Trường hợp đặc biệt Một lãnh đạo của Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an TP.HCM cho biết đây là một trường hợp đặc biệt. Theo quy định pháp luật thì anh V. không đủ điều kiện để nhập hộ khẩu tại TP.HCM. Tuy nhiên, căn cứ vào đơn của anh V., PC64 sẽ báo cáo, xin ý kiến ban giám đốc Công an TP.HCM để tạo điều kiện tốt nhất cho anh V. có được giấy tờ tùy thân. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận