"Trong 55 tấn thiên thạch va vào Trái đất, chỉ có 10-15 tấn thiên thạch rơi xuống mặt đất, số còn lại rơi xuống các đại dương", ông Dmitry Badyukov - người đứng đầu Phòng thí nghiệm hóa học vũ trụ và khí tượng thuộc Học viện Khoa học Nga - nói với Hãng thông tấn TASS.
Theo ông Badyukov, ngày càng có nhiều thiên thạch được tìm thấy ở các sa mạc của Oman và Chile, cũng như ở các sông băng tại Nam Cực.
"Điều tốt ở Oman là ở đó không có cát. Đó là một khu vực ven biển và gió mùa thổi bay tất cả cát. Vì vậy một bề mặt đá nhẵn được hình thành ở đó, nơi các thiên thạch dần dần tích tụ", nhà khoa học giải thích sức hấp dẫn của khu vực đối với những người tìm kiếm thiên thạch.
Ông lưu ý điều này cũng đúng với Chile, bởi vì ở đó có rất ít cát.
Các sông băng ở Nam Cực cũng là nơi các nhà khoa học tìm thấy nhiều vật thể không gian rơi xuống Trái đất. Nhà nghiên cứu tiết lộ có những vùng băng xanh cũng tích tụ các thiên thạch.
Trên đất Nga, nổi bật là khu vực Chelyabinsk và Sihote-Alin.
Mười năm trước, năm 2013, một thiên thạch lớn đã đi vào bầu khí quyển của Trái đất và nổ trên lãnh thổ Chelyabinsk. Do đó, thiên thạch có tên Chelyabinsk. Đây là vật thể không gian lớn nhất rơi xuống Trái đất trong thế kỷ 20 và 21.
Thiên thạch đi vào bầu khí quyển của Trái đất, gây ra một vụ nổ lớn ở độ cao 20km và nhiều mảnh vỡ rơi xuống một khu vực rộng lớn ở vùng Chelyabinsk.
Mảnh vỡ lớn nhất của thiên thạch trút xuống vùng ngoại ô của hồ Chebarkul, cách Chelyabinsk 78km về phía tây. Sóng nổ và các mảnh thiên thạch đã làm hư hại khoảng 7.300 tòa nhà.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận