TS Nguyễn Phương Mai: Cuộc đời tôi đầy âm hưởng sách“Với tôi, sách cũng giống như giấc mơ!”Nhà văn Nguyên Ngọc: Văn chương cần đẹp
Cuộc thi là một nội dung trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày sách và bản quyền thế giới (23-4) và Ngày sách Việt Nam (21-4). Theo đó, tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc, sinh sống tại TP.HCM và một số tỉnh thành khác đều có thể dự thi, bao gồm cả cá nhân và các đơn vị. Sách dự thi gồm: sách và tài liệu dạng sách bằng các thứ chữ: Việt, Hán, Nôm, Anh, Pháp... được xuất bản từ 50 năm trở lên được lưu giữ tại Việt Nam.
Các văn bản như sắc phong, chiếu chỉ, văn tự, bản đồ, hình ảnh... được xếp vào giải sách lẻ hay sách bộ tùy tài liệu dự thi là lẻ hay trọn bộ. Sách quý được hiểu là có nội dung về văn hóa, lịch sử của TP.HCM và cả nước, có niên đại càng xưa càng được chú ý. Sách dự thi phải có thông tin về năm xuất bản và nơi xuất bản trên sách, nếu không sẽ xem như một dạng sách riêng biệt. Tài liệu dự thi phải hoàn chỉnh, sách bộ phải đầy đủ các tập. Ban tổ chức cũng khuyến khích các tài liệu xuất bản bằng chất liệu độc đáo như: gỗ, da, kim loại, đất nung, vải... Không hạn chế số lượng sách tham gia thi.
Cá nhân, đơn vị tham gia nhận mẫu đăng ký tại các địa chỉ: Thư viện khoa học tổng hợp (69 Lý Tự Trọng, Q.1), Bảo tàng TP.HCM (65 Lý Tự Trọng, Q.1). Ban giám khảo dự kiến gồm: PGS Lê Xuân Diệm,
PGS.TS Đặng Văn Thắng, Lê Tú Cẩm - chủ tịch Hội Di sản TP.HCM, Cao Tự Thanh, Nguyễn Văn Thoa, Trần Đình Sơn - nhà nghiên cứu. Thời gian đăng ký từ ngày 28-2 đến 10-4. Thời gian nhận tài liệu từ ngày 20-3 đến 10-4.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận