Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cô bé Trần Minh Châu (14 tuổi, học sinh lớp 8, Trường Marie Curie Hà Nội) đã được bình chọn vào Top 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017. Nhắc đến giải thưởng này, Châu cười bẽn lẽn, khoe từ lúc nhận tin, thầy cô và các bạn ở trường đều chia sẻ niềm vui với em.
Vừa tan trường, Châu về nhà ngay mà không la cà như các bạn cùng trang lứa. Cất cặp sách, thay bộ quần áo thoải mái, em vội chạy đến bên cây đàn đang được đặt ở vị trí đẹp nhất trong căn hộ chung cư.
Đang luyện bản nhạc Sonate Beethoven no.7, Châu hỏi bố có thể cho em vừa nhìn sách vừa đánh được không. Tiếng đàn du dương ngân lên cũng là lúc Châu quên mất mọi thứ xung quanh đang diễn ra.
4 tuổi, Minh Châu được bố mẹ cho theo học đàn như một môn học ngoại khóa. Năm em lên 7, cô giáo phát hiện ra tài năng và niềm say mê của cô bé Châu nên động viên gia đình cho cháu tiếp tục học tập. Năm lên lớp 4, gia đình quyết định cho Châu thi tuyển vào Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và theo học song song hai trường.
"Em gắn bó với cây đàn từ đó. Từ lúc bắt đầu học cho đến bây giờ đã là 10 năm, đó là thời gian khá dài", cô bé Châu nhớ lại những bước đi đầu tiên.
Minh Châu thể hiện bản Sonate Beethoven no.7 - Video: HÀ THANH
Anh Trần Đức Minh (45 tuổi, bố em Châu) kể, từ bé tiếp xúc với cây đàn, con gái anh tỏ ra thích thú đặc biệt. "Cháu chơi bản nhạc và tự biến tấu đi, khi 4-5 tuổi đã tự sáng tác bài ngắn. Tôi nghĩ đó là tiềm năng của cháu, và gia đình quyết tâm đầu tư thêm cho cháu theo con đường này", bố của Châu chia sẻ.
Sau chặng đường dài luyện tập, năm 2015, lần đầu tiên Minh Châu bước ra đấu trường quốc tế tranh tài ở cuộc thi piano quốc tế Milan (Ý) dành cho lứa tuổi từ 10 - 12.
Lần đó Châu xuất sắc giành giải nhất cuộc thi.
Trong vòng 3 năm kể từ năm 2015, Châu liên tục mang về các giải thưởng tại đấu trường quốc tế, như giải nhất cuộc thi piano quốc tế Ricard Vines dành cho lứa tuổi thanh, thiếu nhi (Lleida, Tây Ban Nha); huy chương vàng liên hoan Asia International Piano Academy & Festival Hàn Quốc; giải nhất cuộc thi Future Stars Piano Competition (Ba Lan); giải nhất bảng Russian Composer cuộc thi Lansum Internation Music Festival California (Hoa Kỳ); giải nhất cuộc thi tranh tài Piano quốc tế Việt Nam- Tây Ba Nha (EL Tiemblo, Tây Ban Nha)...
Tháng 12-2017, Châu được đặc cách tham gia thi tuyển và đạt kết quả xuất sắc đỗ vào Hệ đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đi học về là Minh Châu vội ngồi ngay ngắn trước đàn và thả hồn vào cây đàn
Lần đầu tiên và những lần sau đó, có bố mẹ và "bà giáo" luôn đồng hành cùng mỗi cuộc thi, Châu nói "đã bớt sợ hơn và quen với việc đi thi ở nước ngoài". Trước mỗi cuộc thi quan trọng, em đều dành nhiều tháng trước đó để hoàn thiện một bản nhạc lớn và mang đi thi ở đấu trường quốc tế.
"Em ấn tượng nhất với cuộc thi ở Tây Ban Nha năm ngoái. Đó là cuộc thi lớn nhất em từng tham gia, có nhiều người lớn và trình độ khá cao", Châu khiêm tốn chia sẻ về những đối thủ nặng ký. Ở cuộc thi này, em cũng là đại diện Việt Nam đạt giải nhất.
Không sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, cũng giống như chị gái, Châu được bố mẹ định hướng theo con đường âm nhạc sau khi phát hiện ra tài năng của em.
Không sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, cũng giống như chị gái, Châu được bố mẹ định hướng theo con đường âm nhạc sau khi phát hiện ra tài năng của em.
Nhưng không phải "con nhà nòi" lại là khó khăn lớn nhất mà Minh Châu phải vượt qua. "Việc ôn bài, chuẩn bị bài thi thì bố mẹ không giúp được, em phải chờ "bà giáo" thì mới sửa được những lỗi sai của mình. Để vượt qua khó khăn đấy, em dành thời gian nhiều với cây đàn hơn, dành đam mê và sự quyết tâm", cô bé Minh Châu bộc bạch.
Minh Châu chia sẻ cùng độc giả Tuổi Trẻ về chặng đường 10 năm gắn bó với cây đàn piano
Nhưng không phải "con nhà nòi" lại là khó khăn lớn nhất mà Minh Châu phải vượt qua. "Việc ôn bài, chuẩn bị bài thi thì bố mẹ không giúp được, em phải chờ "bà giáo" thì mới sửa được những lỗi sai của mình. Để vượt qua khó khăn đấy, em dành thời gian nhiều với cây đàn hơn, dành đam mê và sự quyết tâm", cô bé Minh Châu bộc bạch.
Trong câu chuyện kể, cả bố mẹ và Minh Châu luôn nhắc đến "bà giáo" với sự kính trọng và biết ơn. Bà là GS.TS.NGND. Trần Thu Hà, người thầy và cũng là người bà luôn bên cạnh hướng dẫn, rèn giũa cho tài năng trẻ Minh Châu.
Châu nói dù không sinh ra trong gia đình nghệ thuật, điều đó càng khiến em kiên trì tập luyện và dành nhiều thời gian hơn với cây đàn
Châu kể về "bà giáo" đầy kính trọng: "Từ khi em bước chân vào Nhạc viện, bà là người truyền cảm hứng cho em về cây đàn, luôn dìu dắt em mỗi lúc gặp khó khăn về chuyên môn. Những lần đi thi ở nước ngoài, bà cũng luôn cố gắng thu xếp đi cùng, nếu bận, bà sẽ gọi điện hỏi thăm và nhắc nhở giữ gìn sức khỏe".
Trong mắt của cô bé Châu, "bà giáo" Hà khá nghiêm khắc nhưng chưa lần nào quát mắng em, chỉ nhắc nhở mỗi lần sai lỗi.
Để cân bằng giữa việc học văn hóa và học đàn, Minh Châu nói phải tự nghiêm khắc với bản thân, mỗi ngày dành ra 3 giờ đồng hồ để luyện đàn, tập sau buổi chiều đi học về và tập buổi tối.
"Thời gian tập đàn của em là thời gian rảnh rỗi của các bạn, em bớt thời gian chơi của mình để có thể tập luyện đàn. Em không tiếc nuối vì nó là niềm đam mê của mình nên em phải kiên trì", Châu hào hứng nói về niềm say mê cây đàn.
Cả câu chuyện chỉ nhắc đến đàn, nhưng cô gái nhỏ chia sẻ bản thân cũng có những sở thích như mê đọc truyện, đọc sách văn học nước ngoài hay thích đi bơi như các bạn nhỏ cùng trang lứa.
Bên con gái, hướng dẫn con luyện các bản nhạc khó, anh Trần Đức Minh nói bây giờ anh nghe nhạc cổ điển "dễ vào hơn nhờ con gái". Nhớ lại chặng đường bé Minh Châu đã đi, anh Minh nói khó khăn lớn nhất là bố mẹ không theo con đường âm nhạc nên việc đồng hành cùng con vô cùng khó khăn.
Nhận mình là người ngoài nghề, anh nói cảm thấy "bí" mỗi lần cháu Châu hỏi bài, đôi khi còn chỉ sai khiến "bà giáo" Hà mất rất nhiều thời gian sửa lại.
Để khắc phục khó khăn, gia đình chọn cách: học cùng con.
Anh Minh cho biết: "Khi cháu đi học, chúng tôi bố trí thời gian học cùng cháu. Cháu học gì thì mình học nấy. Người lớn tiếp thu có phần nhanh hơn nên tôi nhớ lời cô dặn, về nhà truyền đạt lại cho cháu. Chúng tôi đọc thêm sách báo, Internet, tập nghe dần các tác phẩm cổ điển. Không dễ, ngay từ đầu mình nghe không vào đâu, nhưng dần dần tìm hiểu nghe lâu thì dễ vào hơn, thú vị hơn".
Đến thời điểm này, gia đình tự hào với hành trình dài của con gái Minh Châu. Mỗi lần con gái đi thi ở đấu trường quốc tế và "ẵm" về giải thưởng, bố mẹ đều động viên, khích lệ con gái đó là sự đánh giá cho quá trình phấn đấu.
"Nhưng tôi cũng nhắc nhở con còn nhỏ, đó chưa phải là thành quả lâu dài nên cần không ngừng luyện tập, học hỏi để giữ phong độ, tiến xa trên con đường nghệ thuật này", anh Trần Đức Minh kỳ vọng ở cô con gái nhỏ.
Còn với Minh Châu, ước mơ lớn nhất của em là sẽ trở thành một nghệ sĩ piano mang âm nhạc cổ điển đến gần hơn với thế giới, nhất là ở Việt Nam.
"Em cũng thấy nhiều bạn trẻ ở Việt Nam chơi piano và theo đuổi dòng âm nhạc cổ điển, nhưng em thấy không phổ biến ở Việt Nam, em mong muốn dòng nhạc này được phổ biến rộng rãi", Minh Châu chia sẻ về ước mơ đang theo đuổi.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận