17/10/2011 14:46 GMT+7

Miền Trung tiếp tục mưa lớn, lũ lụt chia cắt

Chỉ cứu được một học sinh
Chỉ cứu được một học sinh

TTO - Khúc ruột miền Trung đang vật lộn tơi bời với mưa lũ. Nhiều khu vực đã bị chia cắt nặng nề. Ngoài thiệt hại về vật chất, đã có những cái chết thương tâm trong dòng nước lũ khắc nghiệt.

Miền Trung: Mưa lớn, nước ngập, nhiều thiệt hạiPhát động ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão lũ

Quảng Ngãi: nước lũ tràn quốc lộ gây ách tắc giao thông

Hồi 13g30 chiều 17-10, nước lũ tràn qua quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Đức Tân, huyện Mộ Đức. Có đoạn nước ngập sâu 0,5m gây ách tắc giao thông trên tuyến.

Thượng tá Huỳnh Minh Giảng, phó trưởng Công an huyện Mộ Đức cho biết, ngay khi nước lũ tràn qua quốc lộ 1A, lực lượng công an phải ra chốt chặn, phân luồng giao thông để giải quyết ùn tắc, đồng thời cấm tất cả xe gắn máy nhằm đảm bảo an toàn, điều tiết phân luồng cho ôtô qua từng chiếc ở đoạn lũ tràn. Mưa lớn cũng đã làm hàng ngàn ngôi nhà ở tỉnh Quảng Ngãi bị ngập sâu trong nước.

G2cZwdEK.jpgPhóng to
a8K90SaE.jpg
Nước lũ tràn qua quốc lộ 1A qua huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi - Ảnh: V.Minh

Chiều 17-10, ông Nhâm Xuân Sỹ - giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quảng Ngãi cho biết, trong đêm 17 và ngày 18, mực nước ở các sông Quảng Ngãi sẽ lên nhanh, trong đó tại sông Vệ và sông Trà Bồng sẽ vượt báo động 3, sông Trà Khúc sẽ gần báo động 3. Nhiều địa phương đã khuyến cáo người dân cảnh giác, chủ động đối phó với những diễn biến mưa lũ.

6sYhDpt7.jpgPhóng to
yzl5ApTK.jpg
Nước lũ chia cắt nhiều khu dân cư - Ảnh: V.Minh

Hà Tĩnh: Hàng nghìn hộ dân bị cô lập

Mưa lớn cùng với nước ở thượng nguồn các con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đổ về khiến hàng nghìn hộ dân ờ Hà Tĩnh bị cô lập, quốc lộ 15 đi từ TP Hà Tĩnh lên Hương Khê bị ngập sâu hơn 1m.

XNJ6XAcZ.jpgPhóng to
kypPLSo5.jpg
Nước lũ đang làm cô lập xã Phương Điền và Phương Mỹ - Ảnh: Văn Định

Đến thời điểm này nước lũ ở huyện Vũ Quang đã rút xuống nhưng vẫn làm 2.864 hộ dân bị chia cắt hoàn toàn. Theo báo cáo nhanh của huyện Vũ Quang, do ảnh hưởng mưa lũ, 20 hộ dân ở xã Đức Lĩnh ngập sâu trong nước, đặc biệt sạt lở ở sông Ngàn Trươi đã khiến hai hộ dân ở thị trấn Vũ Quang buộc phải di dời đến nơi an toàn.

Mưa lũ cũng đang làm chia cắt, cô lập 3 xã của huyện Hương Khê như Phương Mỹ, Hà Linh, Hương Giang. Chủ tịch xã Phương Mỹ, ông Nguyễn Hồng Quân cho biết người dân xã này đang bị cô lập hoàn toàn, chỉ biết đi lại bằng thuyền. Chiều tối ngày 16-10, nước lũ dâng nhanh buộc chính quyền xã phải điều động người di dời 78 hộ dân đến nơi an toàn.

Đà Nẵng: Nước tràn hồ chứa, nhiều vùng ngập nặng

Tại Đà Nẵng, lúc 8g sáng 17-10, hồ Đồng Nghệ (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) bắt đầu xả lũ.

ShWBjNqW.jpgPhóng to
Nước sông Túy Loan lên nhanh gây ngập lụt nhiều nơi ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) - Ảnh: Đoàn Cường

Theo một cán bộ vận hành hồ này, khi hồ đạt cao trình nước 33,3m thì lượng nước trong hồ đạt 17,6 triệu m3. Khi nước lên 34,2m, hồ bắt đầu mở van sâu cửa xả tối đa đạt 625m3/s. Lẽ ra hồ đạt 35m mới bắt đầu xả nước, nhưng để đảm bảo an toàn hồ chứa, sau khi được sự đồng ý của cơ quan chức năng và thông báo cho người dân hạ lưu là hồ xả nước.

Từ rạng sáng 17-10, do nước từ thượng nguồn đổ về nhiều đã khiến mực nước hồ Đồng Nghệ vượt cửa tràn tự do. Đến chiều cùng ngày hồ vẫn tiếp tục xả nước tối đa.

GfQfjiDU.jpgPhóng to
Việc thi công các dự án ở xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) bít hết đường chảy khiến nhiều khu dân cư ở đây bị ngập nặng - Ảnh: Đoàn Cường

Nước sông Túy Loan lên nhanh đã nhấn chìm nhiều vùng của xã Hòa Nhơn khiến giao thông ở đây bị chia cắt hoàn toàn. Nhiều gia đình phải vội vã vận chuyển lương thực di tản lên tầng 2 của trường THCS Phạm Văn Đồng. Do mưa to, nước lên nhanh, nhiều trường học đã đóng cửa để đảm bảo an toàn cho học sinh. Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Hòa Vang cho biết đã cho 23.000 học sinh trên toàn huyện nghỉ học do nước lụt.

vnaV1pA0.jpgPhóng to
Người dân ở thôn Phú Hòa 2 đã phải di dời tài sản vào trường Phạm Văn Đồng để tránh lũ - Ảnh: Đoàn Cường

Mưa lớn khiến quốc lộ 14B nhiều đoạn bị ngập cục bộ với mực nước từ 50-70cm. Tuyến đường tránh Nam Hải Vân nước lụt cũng vượt qua mặt đường, lực lượng CSGT phải túc trực tại đây để phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn cho các phương tiện. Còn tại xã Hòa Phong, Hòa Khương… có nơi ngập hơn 2m. Tại thôn Cẩm Toại Trung nhiều gia đình đã di tản tài sản, lúa gạo lên đường quốc lộ 14B. Do nước từ hồ Đồng Nghệ tiếp tục chảy về hạ lưu nên khu vực này nước lụt vẫn ở rất cao.

QUr1Tde7.jpgPhóng to
Người dân ở xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang) phải đi xin nước lọc về để sử dụng trong ngày ngập lụt - Ảnh: Đoàn Cường

Chiều 17-10, hàng trăm người tập trung tìm thi thể em Nguyễn Văn Quang, bị chết đuối trong vụ hai học sinh bị ngã xuống kênh.

Ông Phạm Thanh (60 tuổi, ở tổ 100, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng)đã cứu được một trong hai em nhỏ bị ngã xuống kênh.

APIDEvX9.jpgPhóng to

Ông Thanh (mặc áo mưa màu vàng) - Ảnh: Hữu Khá

Người còn ướt đẫm, tay run run, ông Thanh nói: Tui đang đi ăn trưa về thì thấy dưới kênh có hai cháu nhỏ với với tay. Còn trên bờ thì ba đứa trẻ khác la lớn cứu, cứu.

Thấy vậy, ông Thanh không kịp cởi áo mưa đã lao xuống dòng kênh chảy xiết. Trời lúc này đổ mưa lớn, khu vực trên không có người qua lại. Ông hai tay cầm hai đứa trẻ vật lộn với dòng nước càng về phía chân cầu càng xoáy mạnh hơn.

“Khi đó, nước chảy ghê lắm. Tui cố hết sức ghì chặt hai đứa vào mình. Cựa quậy mãi vẫn không tìm được chỗ bấu vào do bờ kênh thẳng đứng, trơn trượt. Đến khi trôi tới chân cầu, tui dùng thân mình áp vào trụ cầu để đẩy hai đứa nhỏ lên. Nhưng nước bất ngờ đánh mạnh một phát vào cánh tay bên trái của tui khiến thẳng nhỏ tuột mất. Tui chỉ kịp đưa thằng kia lên bờ, nhảy xuống lại dòng nước thì đứa nhỏ mất tăm”.- ông Thanh nói trong nước mắt.

Trước đó, lúc 2g chiều 17-10, em Nguyễn Văn Quang (học sinh lớp 5, Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, quận Liên Chiểu) cùng bốn bạn học sinh cùng trường ra bờ cầu kênh khu vực đường Nguyễn Sinh Sắc (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) chơi. Bất ngờ Quang và em Hồ Quyền bị ngã xuống dòng nước. Nhưng may mắn Quyền đã được ông Thanh cứu sống, còn Quang, hiện vẫn chưa tìm thấy thi thể.

Hồ Thọ Sơn có nguy cơ bị vỡ

Mưa lớn liên tục đã làm các hồ chứa nước ở Thừa Thiên - Huế tràn ngập.

zZiR6EWw.jpgPhóng to
UycayAoa.jpg
Đường vào xã Hương Toàn và xã Hương Chữ tràn ngập nước lũ - Ảnh: Tiến Long
g6WlIc6u.jpgPhóng to
Một xoáy nước “tử thần” cạnh quốc lộ 1A đoạn làng Tây Lái, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế trưa 17-10. Ảnh: THÁI LỘC

Riêng hồ chứa nước Thọ Sơn (huyện Hương Trà) thuộc dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà đang thi công nửa chừng, có nguy cơ bị vỡ, đe dọa hàng trăm hộ dân sống dưới chân đập.

Sáng nay 17-10, ông Nguyễn Văn Cao - chủ tịch UBDN tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình tại hồ Thọ Sơn. Có mặt tại hồ Thọ Sơn sáng nay, chúng tôi ghi nhận trên thân đập được đắp hàng ngàn bao tải cát và bạt để chống lở, nước trong hồ đã gần tràn qua đập ở đoạn bị sạt lở. Để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sống dưới chân đập, các đơn vị thi công đã đào một con kênh dẫn dòng từ đập phụ để phòng nguy cơ vỡ đập chính.

Sáng nay, tỉnh cũng đã cho di dời hàng chục hộ dân sống dưới đập đến nơi an toàn. Ban chỉ huy phòng chống bão lụt Thừa Thiên - Huế cho biết hồ thủy điện Hương Điền ở đầu nguồn sông Bồ đã mở ba cửa xả lũ từ lúc 8g sáng nay 17-10. Tuy nhiên, ban chỉ huy phòng chống bão lụt yêu cầu phải duy trì nước sông Bồ ở hạ du không vượt quá báo động 3 (4,5m).

RDY0KrpI.jpgPhóng to
Các bao tải cát và bạt được đắp để cứu đập của hồ Thọ Sơn - Ảnh: Văn Thông

10g sáng nay 17-10, CTV của TTO có mặt tại vùng ven hạ du sông Bồ của huyện Hương Trà. Toàn bộ đường nối từ quốc lộ 1A xã Hương Toàn ngập chìm trong nước. Người dân đang bị cô lập, hầu hết nhà cửa đều chìm ngập trong nước.

Đà Nẵng: sạt lở núi, ngập lụt nhiều nơi

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã làm nhiều nơi ở Đà Nẵng bị ngập sâu trong nước, nhiều nơi sạt lở núi đất đá tràn vào nhà làm đảo lộn đời sống người dân.

Ocfjlp5U.jpgPhóng to
Ngập úng ở Đà Nẵng

Nhiều tuyến đường bị ngập sâu trong nước, làm khu vực thuộc tổ 4 Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam) bị chia cắt trong sáng 17-10. Anh Nguyễn Đắc Tâm, tổ 4, cho biết: "Suốt đêm hôm qua cả khu phố thức trắng đêm chống lũ nhưng vẫn bị cuốn trôi rất nhiều đồ đạc vì nước lũ đổ về quá nhanh".

Tại nhiều tuyến đường cũng bị ngập sâu trong nước, nhất là tuyến quốc lộ 1A đoạn ngã ba Huế bị ngập sâu tới 0,5m làm cho giao thông đi lại khó khăn, nhiều xe máy bị chết máy do nước ngập quá sâu.

Để đối phó với tình hình nước lũ dâng cao, chính quyền và người dân tổ 22, Hòa Khánh Nam đã ra quân khơi thông dòng chảy và vét rác tại một số cầu cống để kịp thời thoát nước.

Cũng do mưa lớn kéo dài, khu vực Đèo La, đoạn nối giữa phường Hòa Khánh Nam với xã Hòa Sơn (Hòa Vang, Đà Nẵng) bị sạt lở núi làm đất đá kéo theo dòng nước lũ đục ngầu ập vào nhà dân. Nhà bà Hồ Thị Hiệp là một trong số hàng chục nhà dân phía dưới chân đèo bị đất đá nhấn chìm, làm hư hỏng nhiều đồ đạc và tài sản.

6M1lqjAj.jpgPhóng to

Quảng Nam: nhiều vùng bị cô lập, một người chết

Đêm 16 đến sáng 17-10, trên địa bàn nhiều huyện miền núi Quảng Nam có mưa to đến rất to, nước đầu nguồn đổ về khiến nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt cô lập. Hiện đã có một người chết do mưa lũ.

4LaRcdc7.jpgPhóng to
Tuyến đường 611 đoạn qua xã huyện Nông Sơn bị ngập nặng làm ách tắc giao thông -
bOUn9j3L.jpgPhóng to
Nhiều tuyến đường ở huyện miền núi Quảng Nam bị ngập nặng. Tuyến đường 611 qua Nông Sơn bị chìm trong lũ

Tại huyện Nam Trà My mực nước tại sông Tranh, sông Nước Là, sông Leng đã dâng cao hơn 2m và chảy rất mạnh. Mưa lớn cũng khiến cầu ngầm Sông Trường tại xã Trà Tân (Bắc Trà My) bị ngập sâu trong nước lũ khiến hoạt động lưu thông trên tuyến tỉnh lộ 616 lên huyện Nam Trà My bị cô lập hoàn toàn.

Công an huyện Bắc Trà My đã cử lực lượng chốt chặn hai đầu và gắn thanh chắn nghiêm cấm người và phương tiện vượt qua sông khi nước lũ đang chảy rất mạnh. Nhiều người đã đi vòng qua xã Trà Sơn để lên Nam Trà My.

Trước đó, đến 17g ngày 16-10, hơn 20 công nhân Công ty Thái Dương (đơn vị thi công tuyến đường Nam Quảng Nam đoạn tránh thị trấn huyện Nam Trà My) đã tìm thấy thi thể anh Doãn Viết Tuấn, 25 tuổi, quê ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Trước đó bốn ngày, anh Dương cùng bốn công nhân Công ty Thái Dương ra sông Tranh tại xã Trà Tập tắm và bị nước lũ cuốn trôi hơn 8km.

Trên quốc lộ 611 từ huyện Quế Sơn lên Nông Sơn bị nước lũ làm chia cắt nhiều đoạn. Đường qua Đèo Le thuộc địa phận xã Quế Long (Quế Sơn) bị sạt lở nghiêm trọng khiến hàng loạt phương tiện bị ách tắc. Đường từ trung tâm huyện Nông Sơn đến bốn xã miền núi nhiều đoạn ngập sâu 1-2m. Cảnh sát giao thông chốt chặn, cấm tất cả các phương tiện qua lại trên tuyến đường này. Toàn bộ học sinh các cấp trên địa bàn tạm thời không đến lớp do mưa lũ.

Chủ tịch huyện Tây Giang Bling Mia cho biết tuyến đường 37km từ trung tâm huyện lên bốn xã miền núi A Xan, Ga ry, Ch’um, Tr’hy đang thi công nhiều chỗ bị hư hỏng và ách tắc giao thông hoàn toàn. Suối A Bang ngập cao và cầu tạm bị hỏng nên người dân không thể qua lại.

Ông Mia cho hay năm nay huyện đã chủ động cung cấp hơn 30 tấn lúa, hơn 100 tấn hàng hóa và gạo thóc dự trữ cho người dân vùng cao nên không còn tình trạng thiếu đói như những năm trước.

Quảng Ngãi: đêm nay lũ vượt báo động 3

Sáng 17-10, ông Nhâm Xuân Sỹ, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, cảnh báo mưa lớn đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và không loại trừ khả năng tối nay sẽ xuất hiện một đợt lũ lớn.

Vm8Pob4k.jpgPhóng to
Mưa lớn hoành hành nhiều nơi ở Quảng Ngãi - Ảnh: VÕ MINH

Lượng mưa đo được ở vùng trung hạ du của tỉnh Quảng Ngãi trong sáng 17-10 giao động ở mức 100-150mm. Cá biệt, tại huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long từ đêm 16 đến sáng 17-10, lượng mưa đo được rất cao, nằm ở mức 215-384mm. Dự báo vào tối nay lũ trên sông Vệ và sông Trà Bồng sẽ vượt mức báo động 3, sông Trà Khúc vượt mức báo động 2.

Trong những ngày tiếp theo, mưa lớn vẫn còn kéo dài, đặc biệt tập trung ở vùng trung hạ du. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ngãi cảnh báo các địa phương cần chủ động đề phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trước những diễn biến phức tạp của thời tiết.

Hiện tại UBND các huyện, thành phố cũng đã chủ động các phương án ứng phó, sẵn sàng di dời dân nằm trong vùng sạt lở núi, sông, suối, vùng bị ảnh hưởng của triều cường đến nơi an toàn trong những trường hợp khẩn cấp.

Toàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều điểm sạt lở nguy hiểm. Riêng bốn con sông lớn ở Quảng Ngãi gồm sông Trà Bồng, Trà Khúc, Trà Cau và sông Vệ xuất hiện 48 điểm sạt lở, trên các con sông nhỏ ở Quảng Ngãi có 28 điểm sạt lở, suối có 11 điểm sạt lở và bờ biển có 12 điểm sạt lở.

8s5poyC5.jpgPhóng to

Nhiều hộ dân thuộc địa bàn huyện Triệu Phong vẫn bị lũ chia cắt - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Cũng trong chiều qua, thi thể chị Nguyễn Thị Hương, (sinh năm 1971) quê ở xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy-Quảng Bình) đã được tìm thấy. Chị Hương từ Quảng Bình vào đi hái cà phê thuê ở bản Cợp-xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) bị lũ cuốn lúc 11g ngày 16-10.

9iBQg1DK.jpgPhóng to

Quốc lộ 1A sau một đêm ách tắc đã thông tuyến vào sáng nay, 17-10 tuy nhiên nhiều chổ vẫn còn ngập sâu - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Wx9qyDpp.jpgPhóng to

Cầu đường sắt Lai Phước thuộc khu gian Đông Hà-Quảng Trị bị nước lũ dâng ngập trong đêm 16-10, đến sáng 17-10 vẫn còn ngập ngang thành cầu - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Đến 7g sáng ngày 17-10, số xe cộ ách tắc tại quốc lộ 1 từ thị trấn Ái Tử ra đến Đông Hà trong đêm 16-10 đã được giải phóng.

Ghi nhận của PV TTO tại hiện trường cho thấy hồi 8g sáng nay (17-10) nước đã rút xuống hơn 0,5 mét so với tối qua. Tuy nhiên một số đoạn quốc lộ 1 vẫn còn ngập. Đường nối QL 1A vào các xã thuộc huyện Triệu Phong như Triệu Ái, Triệu Giang…và các phường Đông Lương, Đông Lễ thuộc thành phố Đông Hà vẫn còn bị nước lụt chia cắt.

OHTHMt94.jpgPhóng to

Đường từ QL 1A về xã Triệu Giang bị ngập sâu dưới 2 mét nước - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Tại ga Đông Hà, hai đoàn tàu S7 và TN1 (chạy hướng HN-SG) vẫn nằm chờ thông tuyến với gần 800 hành khách trên tàu. Cùng lúc này tại ga Huế hai đoàn tàu S2 và S4 (chạy hướng SG-HN) vẫn chờ thông tuyến. Được biết nước lũ đã làm hỏng một số đoạn đường sắt ở cung Phò Trạch-Mỹ Chánh và cung Đông Hà - Quảng Trị. Vẫn chưa có quyết định cụ thể về giờ thông tàu.

zCDWlRa5.jpgPhóng to

Hai đoàn tàu S7 và TN1 (chạy hướng HN-SG) vẫn nằm chờ thông tuyến với gần 800 hành khách trên tàu tại ga Đông Hà, Trong ảnh: một số hành khách là bệnh nhân đi tàu đã được bố trí chuyển viện với xe cấp cứu 115 - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Quốc lộ 9 từ Đông Hà đi Lao Bảo bị sạt ta luy dương với hơn 4000m3 đất đá đổ ra đường ở km 44+200 thuộc huyện Đakrông và đã được thông tuyến trong khuya 16-10.

* Mưa tiếp tục kéo dài trong đêm 16-10 đến sáng 17-10 khiến nhiều nơi ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bị ngập chìm trong nước. Để ứng phó với lũ, bà con đã tự tìm cách sơ tán tài sản, chạy lũ ngay trong đêm.

p9R6k9RP.jpgPhóng to

Hàng trăm ngôi nhà dân bị lũ ngấn chìm từ 1-2,5m - Ảnh: Lăng A Cúi

Có mặt tại tổ 2, khu vực 1 (phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) lúc hơn 2g sáng 17-10, chúng tôi ghi nhận hình ảnh hàng trăm ngôi nhà dân ở khu vực này đều bị chìm trong biển nước với độ sâu hơn 1-2m. Nhiều khu vực đã bị lũ chia cắt, gây thiệt hại nhiều vườn hoa màu của người dân. Trong khi đó, nhiều khu trọ của sinh viên cũng đang bị nước lũ nhấn chìm khiến nhiều sách vở, vật dụng học tập bị ướt, hư hại.

Ông Lê Viết Lợi, cán bộ Mặt trận tổ 2 (khu vực 1, phường Thủy Dương) cho biết, do lượng mưa kéo dài từ nhiều ngày nay nên bà con đã lường trước, kịp thời chủ động đối phó với khả năng nước lũ dâng cao. Cả chính quyền lẫn người dân đang khẩn trương thực hiện phương án sơ tán đưa người đến nơi an toàn.

NcMDWW2e.jpgPhóng to

Bạn Bùi Thị Hồng Nga, SV trường ĐH Kinh tế Huế đang ôm sách vở chạy lũ - Ảnh: Lăng A Cúi

FWrZQOnv.jpgPhóng to

Những tài sản giá trị được đưa lên cao khỏi mặt nước - Ảnh: Lăng A Cúi

Theo tin từ Ban chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Thừa Thiên - Huế, nước sông Ô Lâu đã vượt báo động 3 đến 0,98m từ lúc 2 giờ sáng, sông Bồ cũng vừa vượt báo động lúc 7g sáng, sông Hương vẫn còn dưới báo động 2 nhưng lại đang lên, do mưa vẫn còn kéo dài. Toàn tỉnh có 3.946 ngôi nhà bị ngập, nhiều nhất là huyện Phong Điền và TP Huế.

Hầu hết các tuyến tỉnh lộ đều bị ngập, quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế vẫn còn thông nhưng lại bị kẹt ở Quảng Trị. Đưòng sắt bị ngập ở đoạn Mỹ Chánh - Phò Trạch, khiến các đoàn tàu phải nằm yên tại chỗ. Tại ga Huế hiện đang kẹt lại 2 đoàn tàu khách SE2 và SE4 với 491 khách. Tin các nơi báo về đầu ngày 17-10 cho biết chưa có thiệt hại về người, chỉ có một người bị thương ở Phong Thu, Phong Điền. Học sinh trên toàn tỉnh đã được lệnh nghỉ học.

Đến 9g sáng nay, trời Huế vẫn tối sầm sập do mưa mịt mù bốn phía. Các thông tin về mưa của Trung tâm Khí tượng Thủy văn TT - Huế cho thấy mưa rất lớn tập trung ở vùng đồng bằng.

Cũng do lũ cao, tuyến đường sắt tại Km656+400 đến 657+100 đoạn Mỹ Chánh – Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị ngập sâu hơn 0,5m, nhiều chuyến tàu phải nằm lại trên các ga ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị.

Tại ga Huế có đoàn tàu khách SE2 và SE4 bị kẹt, khiến 491 hành khách phải nằm chờ. Ông Nguyễn Quang Tiến, tổ trưởng tổ khách vận ga Huế, cho biết hai đoàn tàu này đến ga Huế từ chiều và đêm 16-10, tàu SE2 có 261 hành khách, tàu SE4 có 230 hành khách.

Đến 7g sáng 17-10, do không thể ngồi đợi, 213 hành khách đã trả vé, tự tìm phương tiện di chuyển. Cũng trong sáng nay, tại toa 3 của đoàn tàu SE2, một hành khách nữ đã bị đau bụng dữ dội và được chẩn đoán là chuyển dạ, đã được nhập viện tại Bệnh viện Y Dược Huế.

Ông Vũ Thanh Minh, trưởng tàu SE2 cho biết, bắt đầu từ chiều tối qua (16-10) đoàn tàu đã phối hợp với ga Huế lo cơm ăn, nước uống và mọi sinh hoạt khác miễn phí cho các hành khách trong tàu. Cả đêm qua, gần 500 hành khách đã ngủ lại trên đoàn tàu.

Theo dự kiến, vào lúc 15g chiều nay, các đoàn tàu sẽ tiếp tục được khởi hành theo lịch trình.

3RhxTBUN.jpgPhóng to

Các nhân viên đoàn tàu phát cơm miễn phí cho hành khách - Ảnh: Lăng A Cúi

Chỉ cứu được một học sinh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên