Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp…, y học gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển.
Dưới đây là một vài mẹo vặt bạn có thể dùng để tránh say tàu xe mà không cần dùng tới thuốc:
- Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Vì khói thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng say xe của bạn trở nên nặng hơn, bạn nên đề nghị những người đi chung xe với bạn không nên hút thuốc lá. Nếu có thể thì bạn mở cửa sổ ôtô để hưởng không khí từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn.
- Theo đông y thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một củ gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống cùng một ly nước ấm.
- Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha ít giấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể phòng chống được say xe.
- Dùng một số biện pháp dân gian như: ngửi chanh, cam, quýt…, bạn có thể nhấm nháp, ngậm khi buồn nôn.
- Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có gas và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc (đậu phộng)… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị cảm giác khó chịu ở cổ và buồn nôn.
- Chọn chỗ ngồi gần đầu xe, nhìn thẳng và chăm chú vào phía trước, tránh nhìn sang 2 bên, không ngồi quay mặt phía ngược chiều xe chạy.
- Nếu đi tàu thuyền, nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu.
- Nếu đi máy bay, không nhìn ra ô kính khi máy bay lên xuống.
Nói chung, khi đang di chuyển trên các phương tiện giao thông không nên đọc sách báo, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… Đừng ăn no quá hoặc bụng đói quá. Nếu khát nước, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ. Giữ tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng, lo lắng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận