01/06/2008 06:01 GMT+7

Mẹ kế của tôi

ĐÀO SĨ QUANG (Biên Hòa)
ĐÀO SĨ QUANG (Biên Hòa)

TT - Tôi sinh ra tại một vùng quê vừa nghèo vừa hẻo lánh (làng Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Người dân quan niệm nơi này không phải đất học, nên học đến lớp 4, lớp 5 là được rồi. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ kế. Tôi phải bỏ học, cha mua cho nuôi 100 con vịt. Sáng tôi lùa vịt ra đồng, chiều lùa về. Coi chừng mà để quạ bắt mất con nào thì chỉ có chết với cha.

TI8NXFPT.jpgPhóng to

Mẹ kế bên cha tôi trong những ngày cuối cùng của cuộc đời cha. Bà đã sống hết lòng với chồng và con riêng (ảnh chụp hè năm 2003, khoảng một tháng sau cha tôi mất)

TT - Tôi sinh ra tại một vùng quê vừa nghèo vừa hẻo lánh (làng Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Người dân quan niệm nơi này không phải đất học, nên học đến lớp 4, lớp 5 là được rồi. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ kế. Tôi phải bỏ học, cha mua cho nuôi 100 con vịt. Sáng tôi lùa vịt ra đồng, chiều lùa về. Coi chừng mà để quạ bắt mất con nào thì chỉ có chết với cha.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Một hôm mẹ kế bàn với cha để tôi tiếp tục đi học vì mù chữ như bà thì khổ lắm! Tôi bảo "con học tới lớp 4 rồi". "Lớp 4 chưa đủ, phải học như ông giáo Tứ lên tận tỉnh cơ!" - mẹ kế nói vậy. Tôi vì đang quen sống với lũ vịt con nên nói tới chuyện đèn sách chẳng thích thú chút nào. Nhưng mẹ kế đã ra lệnh cho tôi phải đến trường. Chính bà đã xin cho tôi vào học lớp 5. Tuy không biết chữ nhưng bà đã dạy tôi nhiều điều hay từ những câu ca dao, tục ngữ... Thế rồi tôi tốt nghiệp cấp II. Nhưng vì chiến tranh nên tôi xung phong vào bộ đội. Trong một trận chiến đấu ác liệt ở Quảng Trị năm 1972, tôi bị thương rất nặng.

Khi trở về quê, tôi định mở một quán nước sống qua ngày. Nhưng mẹ kế lại động viên tôi học tập tinh thần của anh Nguyễn Ngọc Ký để tiếp tục đi học: "Anh Ký liệt hai tay mà học giỏi thì con cũng phải học giỏi!". Nghe lời mẹ kế, tôi theo học bổ túc, sau đó trúng tuyển vào ĐH Sư phạm, rồi ra làm thầy giáo. Mẹ kế mừng rơi nước mắt.

Chẳng những bị thương tật chiến tranh, tôi còn bị bệnh tim, được các giáo sư, bác sĩ Tôn Đức Lang, Tôn Thất Tùng, Đặng Hanh Đệ và các y bác sĩ BV Việt - Đức điều trị, cứu sống. Ít năm sau tôi lại phải mổ thay van tim ở Viện Tim TP.HCM. Với sức khỏe yếu ớt như thế, tôi có đủ điều kiện để nương dựa vào sự trợ giúp của xã hội. Song mẹ kế lại động viên: "Đời còn nhiều người khổ hơn con. Hãy đi lên bằng bàn tay và khối óc của mình".

Tôi lại tiếp tục con đường tự học - nâng cao để đứng trên bục giảng và đã gặt hái được nhiều thành tích, phát huy sáng kiến sáng tạo. Thời gian biểu của tôi kín mít cả tuần. Tôi đã làm việc không ngừng và tìm thấy hạnh phúc trong từng con chữ, từng bài viết hay một sự tiến bộ của học trò. Mẹ kế đã cho tôi một bài học làm người rất lớn, để tôi nghiệm ra rằng hạnh phúc luôn mỉm cười với những ai biết lắng nghe điều hay lẽ phải, có bản lĩnh vươn lên không ngừng!

Nếu không nghe lời mẹ kế, chắc tôi cũng chỉ là một người ốm yếu bệnh tật về quê ăn bám gia đình và xã hội mà thôi! Mẹ chính là cứu tinh của đời tôi! Nay mẹ đã gần 90 tuổi mà tai còn thính, mắt còn trong. Bà thật sự hạnh phúc vì con cái thành đạt.

ĐÀO SĨ QUANG (Biên Hòa)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên