Theo GS Khoa, sau hơn tám năm thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị và nghị định của Chính phủ, kết quả việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh “không đạt được như mục tiêu”, vẫn chỉ “bình mới rượu cũ”.
Số liệu công bố tại hội thảo cho thấy dự kiến trên 1,1 triệu ha đất rừng phải bàn giao cho địa phương, nhưng đến hết năm 2010 mới chỉ có gần 500.000ha được giao, còn lại khoảng 610.000ha vẫn chưa giao cho địa phương để giao cho người dân.
Theo đại diện nhóm nghiên cứu của ĐH Vinh (Nghệ An), có quá nhiều mâu thuẫn trong quản lý và sử dụng đất rừng tại địa phương: một xã có đất lâm nghiệp thì có đến năm đơn vị cùng quản lý, từ vườn quốc gia, lâm trường, hạt kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ cho đến phòng nông nghiệp huyện. Chính vì chồng chéo nên rừng vẫn bị khai thác công khai mà không có đơn vị nào đứng ra kiểm tra quy trình, số lượng.
Cùng với chồng chéo là mâu thuẫn giữa các lâm trường, đơn vị quản lý với chính quyền địa phương, với người dân bản địa hoặc giữa các hộ dân trong cộng đồng...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận