Má A Nủ giới thiệu sản phẩm tại một hội chợ “Hàng VN chất lượng cao” - Ảnh: CÁT CÁT cung cấp |
Vậy mà vài năm sau, Nủ đã là chủ Hợp tác xã (HTX) H’Mông Cát Cát, chuyên sản xuất hương dược liệu được du khách trong và ngoài nước biết đến với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Phó bí thư Huyện đoàn Sa Pa Giàng A Tình bảo rằng Nủ là thanh niên đại diện cho bản làng vì biết làm giàu.
Cách đây vài năm, Nủ rủ anh trai là Má A Chư (bí thư Đoàn xã San Sả Hồ) về Ninh Bình học kinh nghiệm của những “tiền bối” chuyên luyện hương dược liệu. Sa Pa có rất nhiều cây dược liệu quý nên học xong, Nủ về nhà bắt tay vào sản xuất tinh dầu.
Nủ bảo ngày đầu do không có vốn và chưa có thị trường nên chỉ dám nấu nồi 100 lít. Nồi đầu tiên sau một ngày tinh luyện cho ra những giọt tinh dầu trong tiếng reo hò của mọi người.
Nhận thấy thị trường tiêu thụ tốt tinh dầu mình làm ra, Nủ đầu tư trên 500 triệu đồng sắm thêm hai nồi nấu 1.000 lít. “Nguyên liệu để nấu tinh dầu là những cây mọc tự nhiên ở núi đá, dưới tán rừng, chất lượng tốt nên sản phẩm phải bán được giá mới bù lại công lấy dược liệu, công tinh luyện” - anh trai Má A Chư (của Nủ) nói.
Bà Vàng Thị Tòng (52 tuổi, mẹ Nủ) tâm sự: “Mới đầu nó bảo muốn nấu tinh dầu bán thì tôi đã phản đối vì người dân chúng tôi bao đời chỉ cho nhau cây trên núi dùng để tắm thôi chứ có ai ngờ lại nấu và bán được. Sau khi nghe giải thích có lý nên mình bán con trâu quý nhất của gia đình để cho nó tiền làm vốn”.
Nhớ lại những ngày đầu bắt tay vào luyện tinh dầu, Nủ cho biết phải lặn lội vào tận rừng sâu tìm dược liệu, có hôm Nủ phải nhịn đói băng rừng, vượt núi đá để hái lá thuốc. Để có được “cơ ngơi” như ngày hôm nay, Nủ nói rằng đã nhiều lần thất bại tưởng chừng không vượt qua được. Ví dụ như mới đầu không có tiền đầu tư, thiếu nguyên liệu để sản xuất và bảo quản. Là sản phẩm thiên nhiên nên dược liệu, hương tinh dầu của Nủ sản xuất ra không bán kịp sẽ bị hỏng và thực tế đã có nhiều lần Nủ phải đổ bỏ.
Để mở rộng thị trường, Nủ thường xuyên góp mặt ở các hội chợ, hội thảo giới thiệu sản phẩm được tổ chức ở TP.HCM, Đồng Nai, Hà Nội... “Ngay từ những ngày đầu thành lập, HTX H’Mông Cát Cát mong muốn không chỉ chiếm lĩnh được thị trường trong nước, mà còn đưa sản phẩm dược liệu mang bản sắc Sa Pa vươn tới nhiều thị trường khó tính khác để mọi người biết tới” - Nủ nói.
Khi chúng tôi ghé thăm HTX H’Mông Cát Cát, cô nhân viên trẻ Phạm Thị Vân trong trang phục người dân tộc Mông cho biết: “Ở HTX chúng em không chỉ nấu các loại tinh dầu mà còn trưng bày sản phẩm đã tinh luyện như gương chùa dù, sả, quế, hương nhu, bạc hà..., hoặc xà bông, muối thảo dược... Tất cả đều là sản phẩm sạch và nấu thủ công”.
Là một trong những nhân công làm việc tại HTX H’Mông Cát Cát, Vàng A Căn (22 tuổi, ở bản Cát Cát) nói: “Nủ khởi nghiệp thành công không chỉ với nó mà còn là thành công của bản làng. Lâu nay người dân ở bản không tin có thể làm giàu được bằng chính những cây cỏ trên núi không ai ngó tới...”.
Với thành tích trong sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, Má A Nủ được T.Ư Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của vào năm 2015. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận