Phóng to |
Ảnh minh họa (tư liệu TTO) |
Bạn trẻ trong tình huống trên đã dùng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen với mẹ. Nhận xét về từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ Tiếng Việt, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?".
Đó là nội dung đề thi học kỳ môn ngữ văn lớp 9 cho học sinh trên toàn huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) thi với nội dung nói về ngôn ngữ tuổi teen.
Ông Hồ Văn Nguyên – cán bộ mảng THCS Phòng Giáo dục đào tạo huyện xác nhận việc triển khai đề thi có nội dung như trên. Ông Nguyên cho biết, đây là đề môn Văn ra cho học sinh thi để kiểm tra chất lượng học kỳ, học sinh trên toàn huyện Sa Thầy được áp dụng đề chung này.
Tác giả của đề thi này là cô giáo Loan – giáo viên Trường THCS Chu Văn An (Thôn 3 xã Ya Xiêr huyện Sa Thầy, Kon Tum). “Trước thời gian thi Phòng quán triệt nội dung đề thi để các giáo viên triển khai. Đề thi của cô giáo Loan là một đề thi rất hay nên lãnh đạo Phòng giáo dục đã chọn đề này để học sinh nói lên suy nghĩ của mình, vừa góp phần định hướng các em trong việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ” – thầy Nguyên chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyên hiện huyện Sa Thầy có tất cả 13 trường THCS, năm học 2013-2014 này huyện có gần 3.000 học sinh khối trung học cơ sở, trong đó học sinh lớp 9 là gần 700 em.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, cô giáo Loan cho biết lúc ra đề thi này có nhiều chiều hướng tiếp nhận khác nhau từ các em học sinh. Tuy nhiên câu chuyện về việc ngôn ngữ đang được giới trẻ sử dụng hiện nay có nhiều điều cần phải bàn, đang có trào lưu sử dụng ngôn ngữ “nửa ta nửa tây” như một “mốt” của giới trẻ, đặc biệt là học sinh THCS.
“Mình là giáo viên dạy Văn, năm nay 27 tuổi và cũng thường xuyên được tiếp cận “ngôn ngữ tuổi teen như thế này. Khen chê thì thật khó nói nhưng có điều chắc chắn là người lớn đọc vào những dòng chữ như thế thật sự là phải “hoa cả mắt”, nhiều chữ không thể nào dịch nổi” – cô Loan nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận