30/08/2019 14:00 GMT+7

Lưu ý chăm sóc trẻ em và người lớn mắc sốt xuất huyết

P.Q
P.Q

Nhiều gia đình mắc sốt xuất huyết cả nhà, song do thể trạng mà mức độ nặng nhẹ của mỗi người khác nhau, cách chăm sóc và liều hạ sốt cho trẻ nhỏ cũng khác người lớn.

Lưu ý chăm sóc trẻ em và người lớn mắc sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Triệu chứng mỗi người mỗi khác

Không phải ai sốt xuất huyết cũng có triệu chứng giống nhau. Có người sốt nóng kèm đau đầu, đau chân tóc, đau hốc mắt. Có người sốt lạnh, đắp 2-3 chăn vẫn rét run, ngay sau đó lại nóng rực toát mồ hôi. 

Trẻ nhỏ thường sốt cao hơn người lớn, có thể kèm đau họng, chán ăn. Tuy nhiên, người lớn thường sốt kéo dài hơn trẻ em.

Triệu chứng phát ban cũng muôn hình vạn trạng, có thể phát ban đỏ toàn thân hoặc nổi hồng ban cục bộ (lưng, tay, chân, ngực), ngứa hoặc không. Một số người lại không hề có ban trên da. Theo chuyên gia, người phát ban sớm thường lâu khỏi hơn, phát ban muộn (sau khi đã cắt sốt) chứng tỏ bệnh đã thuyên giảm.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - trưởng khoa Sốt xuất huyết (Bệnh viện Nhi Đồng 1) - cho biết:

Liều hạ sốt trẻ em khác người lớn

Trong 3 ngày đầu khởi sốt, không cần thiết phải vào viện. Nằm viện sớm, vừa gây mệt mỏi và ức chế cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân, lại khổ cả người thân vạ vật chăm sóc. 

Giai đoạn này, chỉ cần dùng thuốc hạ sốt và giảm đau chứa hoạt chất paracetamol. Tuyệt đối không dùng aspirin, ibuprofen vì chúng làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Nhà có cả người lớn và trẻ em sốt xuất huyết, cần đặc biệt lưu ý đến liều thuốc hạ sốt. Trẻ em dùng liều 10-15mg/kg cân nặng mỗi lần (ví dụ, trẻ nhỏ 17-25kg có thể uống một gói Hapacol 250mg). 

Nếu trẻ tái sốt, uống lại sau 4-6 giờ. Tổng liều trong 24h, trẻ nhỏ không uống quá 1.000mg paracetamol (4 gói hạ sốt 250mg), còn người lớn dùng không quá 2.000mg (4 viên hạ sốt 500mg).

Xét nghiệm 3 ngày liên tiếp

Xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng ra bệnh ngay. Xét nghiệm quá sớm khi nồng độ virus Dengue còn thấp hoặc quá muộn khi virus đã thoái lui, đều có thể cho kết quả âm tính giả.

Nếu nghi ngờ sốt xuất huyết, cần xét nghiệm tiểu cầu 3 ngày liên tiếp (ngày thứ 4-5-6). Nếu ngày thứ 4-5 thấp, thứ 6 bắt đầu tăng lên, thì không cần làm nữa. Còn nếu ngày thứ 6, tiểu cầu có xu thế đi xuống, thì ngày thứ 7 xét nghiệm tiếp.

Lưu ý chăm sóc trẻ em và người lớn mắc sốt xuất huyết - Ảnh 2.


Nhập viện ngay nếu bệnh trở nặng

Từ cuối ngày thứ 3 trở đi, sốt xuất huyết bước vào giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh cần được theo dõi sát sao. 

Nếu thấy mệt lả, đau bụng, nôn nhiều, đau tức vùng gan, tiểu ít, chân tay lạnh, chảy máu răng hay mũi... là phải nhập viện ngay. Nếu mắt đỏ như máu là xuất huyết đáy mắt, nguy cơ mù rất cao. Nếu nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen là xuất huyết dạ dày. Còn đau đầu dữ dội hoặc lơ mơ là xuất huyết não, cực kỳ nguy hiểm.

Kiêng khem đủ thứ cho cả nhà

Sốt xuất huyết do virus nên không cần uống kháng sinh. Không tự ý truyền dịch, dễ gây tràn dịch màng phổi và sốc phản vệ. Tốt nhất, nên uống nước và oresol mỗi ngày để bù nước và điện giải. Trẻ 10kg nên bổ sung 40 ml nước/giờ; 20kg cần uống 60 ml/giờ; 30kg uống 70 ml/giờ. 

Còn người lớn trên 50kg nên nạp 100ml/giờ, không uống bia rượu và cà phê, vì dễ gây xuất huyết dạ dày.

Đàn ông chủ quan, ốm nhưng vẫn làm việc gắng sức. Phụ nữ sợ bẩn, thường muốn tắm gội cho sạch. Đây đều là những lý do vì sao người lớn sốt xuất huyết ít mệt hơn, nhưng dễ tử vong hơn trẻ con. 

Người lớn dễ bị xuất huyết ào ạt, bởi độ thấm thành bụng kém hơn trẻ em, do đó nên hạn chế kỳ cọ và vận động mạnh.

photo-2

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).

Liên hệ: 0292.3891433.

Giấy tiếp nhận QC: 0759/14/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên